Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)

Giáo án Địa Lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Hiểu được so với các vùng kinh tế trong nước, vùng Bắc Trung Bộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn.
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ
- Biết một số loại tài nguyên của vùng, quan trọng là rừng, chương trình trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước đă góp phần làm giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên rừng góp phần giảm nhẹ thiên tai.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ
- Một số tranh ảnh vùng
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Xác định vị trí giới hạn vùng Bắc Trung Bộ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của các dân tộc miền núi ở Bắc Trung Bộ là gì?
2. Bài mới:
- Điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn, song cũng có những lợi thế nhất định. Vùng đã phát huy những lợi thế này để phát triển kinh tế như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

+ Hoạt động 1: Nông nghiệp (nhóm 4 học sinh) (15 phút)

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

- Nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở Bắc Trung Bộ?

- Vùng Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

- Nêu một số khó khăn nói chung trong sản xuất nông nghiệp của vùng?

- Lúa: Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc: đồi phía tây

- Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: ven biển phía đông

- So sánh vùng Bắc Trung Bộ với vùng đồng bằng sông Hồng?

- Thành tựu: Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất mà dải đồng bằng ven biển trở thành nơi sản xuất lúa chủ yếu.

- Nhận xét về cây công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

- Cây công nghiệp hàng năm được trồng với diện tích khá lớn.

- Vì sao nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh kinh tế của vùng.

- Quan sát Bản đồ kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ

- Hãy xác định các vùng nông lâm kết hợp? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.

Ý nghĩa của việc trồng rừng là hạn chế nạn cát lấn, cát bay, hạn chế tác hại của gió phơn tây nam và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái

( Tích hợp giáo dục môi trường)

+ Hoạt động 2: Công nghiệp (nhóm 4 Học sinh) (10 phút)

2. Công nghiệp

- Dựa vào hình 24.2 sách giáo khoa nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

- Giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ tăng liên tục.

- Ngành công nghiệp nào quan trọng? Vì sao?

- Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là 2 ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ

- Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển

- Công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ phát triển ở nhiều địa phương.

- Xác định các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi sản xuất vật liệu xây dựng

+ Hoạt động 3: Dịch vụ (cá nhân) (5 phút)

3. Dịch vụ

- Em có nhận xét gì về ngành dịch vụ ở Bắc Trung Bộ?

- Hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước

- Quan sát trên lược đồ (hình 24.3 sách giáo khoa) hãy tìm vị trí các quốc lộ 7,8,9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này?.

-Có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch

- Hãy kể một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ? Vì sao du lịch lại là thế mạnh của vùng?

- Bắc Trung Bộ có thế mạnh về dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá-lịch sử

+ Hoạt động 4: Các trung tâm kinh tế (Cá nhân) (5 phút)

4. Các trung tâm kinh tế

- Kể tên và xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng?

- Thanh Hoá, Vinh, Huế là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ.

- Xác định vị trí Thanh Hoá, Vinh, Huế.

- Xác định những ngành kinh tế chủ yếu của các thành phố này.

- Chức năng của từng trung tâm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)
I. BIẾT
(Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1: Loại nông sản nào không được sản xuất với khối lượng lớn ở Bắc Trung Bộ?
A. Điều
B. Mía
C. Chè
D. Lạc
Câu 2: Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ là?
A. hóa chất
B. luyện kim
C. chế biến nông, lâm, thủy sản
D. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng
Câu 4: Trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ là?
A. Thanh Hóa
B. Hà Tĩnh
C. Nghệ An
D. Quảng Bình
II. Hiểu
(Cặp đôi)
1) Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
2) Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 4 phút)
- Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Kể tên các bãi tắm thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo chiều từ Bắc vào Nam?
- Tìm hiểu trước bài 25: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (đọc bài, dựa vào kênh hình trả lời các câu hỏi)
Phụ lục 3



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 24 ĐỊA LÍ 9
I. BIẾT
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất:
Câu 1: Loại nông sản nào không được sản xuất với khối lượng lớn ở Bắc Trung Bộ?
A. Điều.
C. Chè.
B. Mía.
D. Lạc.
Câu 2: Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ là
A. hóa chất.
B. luyện kim.
C. chế biến nông, lâm, thủy sản.
D. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 3: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở vùng Bắc Trung Bộ
A. titan.
C. đá quí.
B. đá vôi.
D. mangan.
Câu 4: Trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa.
C. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
D. Quảng Bình.
II. HIỂU
Câu 5: Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần làm gì?
A. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.
B. Xây dựng các hồ chứa nước.
C. Dự báo thời gian hoạt động của gió Tây khô nóng
D. Trồng rừng, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái
Câu 6: Bắc Trung Bộ có thế mạnh ngành chăn nuôi trâu bò là do
A. nhu cầu sức kéo của các dân tộc trong vùng.
B. vùng núi gò đồi phía Tây chiếm diện tích khá rộng.
C. có nhiều trảng cây bụi cỏ ở vùng đất cát pha ven biển.
D. địa hình bán bình nguyên thuận lợi cho việc phát triển.
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng với những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
A. diện tích đất canh tác ít, đất ít màu mỡ.
B. dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
C. đời sống nhân dân không còn khó khăn, vốn đầu tư nhiều.
D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt lại diễn biến thất thường, thiên tai.
III. VẬN DỤNG THẤP

Câu 8: Quan sát biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kì 1995 - 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng bao nhiêu lần?
A. 2,6
B. 2,7
C. 2,8
D. 2,9
Câu 9: Ý nghĩa nổi bật của việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ là
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía tây.
B. tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
C. góp phần hình thành cơ cấu liên hoàn nông – lâm – ngư – nghiệp.
D. tạo thuận lợi cho việc xây dựng các cửa khẩu với Lào và Campuchia
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 10: Quan sát lược đồ Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ

Vị trí địa lí tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi khai thác kinh tế biển đảo.
B. Phát triển kinh tế và bảo vệ n ninh quốc phòng.
C. Phát huy thế mạnh các cửa khẩu sang đất nước Lào.
D. Cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam đất nước
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố:
Những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ
- Kể tên và xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng?
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi sách giáo khoa, vở bài tập
- Chuẩn bị bài 25 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vị trí ý nghĩa của vị trí
- Điều kiện tự nhiên?
- Dân cư xã hội có đặc điểm gì?
- So sánh với các vùng đã học?
3. Rút kinh nghiệm: