Giáo án Địa Lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|---|
+ Hoạt động 1: Công nghiệp (cá nhân / cặp)( 12 phút) - Giáo viên giới thiệu: Đồng bằng sông Hồng có ngành công nghiệp hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. | IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp |
- Quan sát hình 21.1 sách giáo khoa Hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng ở vùng đồng bằng sông Hồng? | - Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
- Tỉ trọng công nghiệp tăng thể hiện điều gì? | - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh. |
- Giá trị sản xuất công nghiệp thay đổi như thế nào? Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở đâu? | - Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng. |
- Đồng bằng sông Hồng có những ngành công nghiệp trọng điểm nào? Phân bố ở đâu? - Xem ảnh các sản phẩm công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng | - Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. |
- Kể tên các sản phẩm quan trọng của vùng. | - Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng: vải, sứ dân dụng, quần áo… |
+ Hoạt động 2: Nông nghiệp (cá nhân / cặp) (10 phút) - Giáo viên: Nét nổi bật trong nền nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng là trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Thâm canh là con đường phát triển nông nghiệp đúng đắn nhất của đồng bằng sông Hồng để khắc phục tình trạng quỹ đất eo hẹp và dân số đông của vùng. | 2. Nông nghiệp: |
- Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? (diện tích, năng suất, sản lượng). | + Trồng trọt: - Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực. |
- Dựa vào bảng 21.1 sách giáo khoa, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. | |
- Tại sao sao vùng Đồng bằng Sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước? | - Đứng đầu cả nước về năng suất lúa (56.4 tạ, ha) |
- Tại sao vùng trồng được cây ưa lạnh? | - Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. |
- Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng? - Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? - Giáo viên liên hệ thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với nông nghiệp. | |
- Ngoài trồng trọt, vùng còn phát triển mạnh nghề gì? Tại sao? | + Chăn nuôi: - Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. - Nuôi bò (bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển |
+ Hoạt động 3: Dịch vụ (cá nhân)( 5 phút) | 3. Dịch vụ |
- Học sinh đọc sách giáo khoa. - Vùng có những ngành dịch vụ nào phát triển? | - Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển |
- Dựa trên hình 21.2 sách giáo khoa và sự hiểu biết, hăy xác định vị trí địa lý và nêu ý nghĩa kinh tế – xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài. | |
- Kể tên các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng. | - Có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà. |
- Dựa vào lược đồ (hình 21.2 sách giáo khoa) nêu các ngành kinh tế của các trung tâm kinh tế Hà Nội, Hải Phòng | - Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn ở phía bắc. |
+ Hoạt động 4: Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Cá nhân) (8 phút) | 4. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ |
- Hai trung tâm kinh tế lớn nhất? | - Trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng. |
- Tam giác kinh tế? | - Tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long. |
- Nêu tên và xác định vị trí của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc |
- Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? | - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. |