Giáo án Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|---|
+ Hoạt động1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (cá nhân) (10 phút) | I. Vị trí địa lí và giới hạn lănh thổ: |
- Nêu qui mô về diện tích và dân số của vùng. - Quan sát hình 20.1 sách giáo khoa: - Xác định phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng, đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ. - Vùng bao gồm những tỉnh – thành phố nào? - Giới hạn lãnh thổ vùng bao gồm những bộ phận nào? | - Vị trí: Giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ. - Đồng bằng châu thổ lớn thứ hai cả nước. |
- Nêu ý nghĩa vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng. | - Ý nghĩa: Thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới. |
+ Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( nhóm) (15 phút) - Dựa vào hình 20.1 - Thảo luận cặp - theo 4 nhóm – 3 phút. | II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: |
Nhóm 1: Nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng. | |
Nhóm 2: Hãy nêu các đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng. | + Đặc điểm: - Châu thổ sông Hồng bồi đắp. - Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. - Nguồn nước dồi dào. - Chủ yếu đất phù sa. - Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. |
Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế -xã hội? | + Thuận lợi: - Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước. - Thời tiết có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. - Một số khoáng sản có giá trị đáng kể: đá vôi, than nâu, khí tự nhiên. - Vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch. + Khó khăn: Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường) ít tài nguyên khoáng sản. |
Nhóm 4: Kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng. - Học sinh trình bày – nhận xét – Giáo viên chuẩn xác - Giáo viên: Tài nguyên đất quan trọng nhất của vùng, tài nguyên đất có giới hạn trong khi dân số ngày càng tăng do đó đất thổ cư và đất chuyên dùng tăng nên phải tiết kiệm và sử dụng đất hợp lí. - (Tích hợp giáo dục môi trường) - Giáo viên xác định các tài nguyên khác ……. | |
+ Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư và xã hội (cặp) (10 phút) | III. Đặc điểm dân cư và xã hội |
- Nêu đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng | + Đặc điểm: - Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước (1179 người/km2) (2002). - Nhiều lao động có kĩ thuật. |
- Dựa vào hình 20.2 sách giáo khoa - So sánh mật độ dân số của vùng so với mức trung bình cả nước, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. | Mật độ dân số cao gấp 4.9 lần mức trung bình cả nước, gấp 10.3 lần so Trung du và miền núi Bắc Bộ, gấp 14.6 lần so với Tây Nguyên |
- Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế – xã hội? | + Thuận lợi: - Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. - Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật. - Kết cấu hạ tầng nông hoàn thiện nhất cả nước. - Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng) + Khó khăn: - Dân số đông. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. |
- Quan sát bảng 20-1 sách giáo khoa, nhận xét tình hình dân cư - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước? - Quan sát hình 20.3 sách giáo khoa cho biết kết cấu hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng (hoàn thiện nhất cả nước. Tầm quan trọng của đê điều) - Giáo viên chốt kiến thức. - (Tích hợp giáo dục môi trường) - Thực hiện tốt chính sách dân số của Đảng và Nhà nước. |