I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc bản đồ.
+ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác tích cực khi làm việc theo nhóm.
- Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.
+ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não, thảo luận nhóm, thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ hành chính Việt Nam
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
- Máy tính, dụng cụ vẽ
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ngành tiêu biểu nào? Ngành nào phát triển mạnh hơn? Ý nghĩa của hồ thủy điện Ḥòa Bình?
+ Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào? Địa điểm du lịch nào được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
2. Bài mới:
- Chúng ta biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nguồn tài nguyên phong phú. Bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
+ Hoạt động 1: Bài tập 1 (nhóm) (15 phút) - Đọc yêu cầu bài tập 1 - Thảo luận: 5 phút - Quan sát bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Xác định vị trí các mỏ than, sắt apatit, đồng, chì, kẽm. - Ghi vào vở nơi phân bố các khoáng sản nêu trên. | Bài tập 1: - Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên - Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái. - Bô xít: Cao Bằng. - Mangan: Cao Bằng - Apatit: Lào Cai. - Đồng: Lào Cai, Sơn La. - Chì, Kẽm: Tuyên Quang. |
+ Hoạt động 2: Bài tập 2 (nhóm) (20 phút) - Thảo luận: 4 nhóm – 5 phút - Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao? - Loại khoáng sản nào có trữ lượng khá, điều kiện khai thác thuận lợi? - Loại khoáng sản nào có vai trò quan trọng đối với yêu cầu phát triển nền kinh tế nước ta? - Loại khoáng sản nào cần nhiều cho xuất khẩu? - Chứng minh rằng công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng nguyên liệu tại chỗ. - Xác định vị trí mỏ than ở Quảng Ninh, nhiệt điện Uông Bí, cảng than cửa Ông | Bài tập 2: - Than làm nhiên liệu cho công nghiệp điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chất đốt …. - Sắt nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim - Apatit nguyên liệu làm phân bón. - Kim loại màu (đồng, chì, kẽm): nhu cầu xuất khẩu. - Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng nguyên liệu tại chỗ: Sắt ở Trại Cau, Linh Nham. Than ở Khánh Hòa, Phấn Mễ… |
- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than. | - Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than. |
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Nhận xét về tinh thần làm việc, kết quả làm việc.
- Những thuận lợi và khó khăn trong viêc khai thác khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
2. Dặn dò:
- Hoàn thành hai bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài 20: Vùng Đồng bằng Sông Hồng.
+ Vị trí giới hạn của vùng? Ý nghĩa của vị trí?
+ Đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ng̣òi, khoáng sản của vùng.
+ Những thuận lợi và khó khăn của vùng.
+ Phương hướng giải quyết các khó khăn.
3. Rút kinh nghiệm:
Bài trước: Giáo án Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng