Giáo án Địa Lí 9 Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|---|
a. Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền: *Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong đề bài. Hỏi: Trong trường hợp nào thì dùng biểu đồ hình tròn? - Số liệu của ít năm Hỏi: Trong trường hợp nào sử dụng biểu đồ miền? - Khi chuỗi số liệu là nhiều năm. + Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm. * Bước 2: học sinh quan sát để trả lời * Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một Học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét). * Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung. | 1. BÀI 1. a. Hướng dẫn cách vẽ: - Nhận biết dạng biểu đồ. + Biểu đồ là hình chữ nhật. + Trục tung có trị số là 100% - Trục hoành là các năm. + Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm năm dài hay ngắn. |
b. Vẽ biểu đồ miền: * Bước 1: Giáo viên hướng dẫn: - Biểu đồ là hình chữ nhật có: + Trục tung thể hiện tỉ lệ %: 100% = 10cm (1cm = 10%) + Trục hoành là các năm. Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm. + Vẽ thành khung hình chữ nhật. - Vẽ lần lượt theo các chỉ tiêu, không theo năm. - Vẽ đến đâu tô màu, vạch đến đấy, thiết lập bảng chú giải. * Bước 2: Học sinh phân tích bảng số liệu để vẽ biểu đồ miền. * Bước 3: Học sinh vẽ biểu đồ * Bước 4: Giáo viên nhận xét, hoàn chỉnh | b. Vẽ biểu đồ Biểu đồ cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002 |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|---|
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp nhận xét chung khi nhận xét biểu đồ: Gợi ý: Trả lời câu hỏi: + Như thế nào? (hiện trạng, xu hướng, biến đổi của hiện tượng, diễn biến quá trình). Tại sao? (nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên) Ý nghĩa của sự biến đổi. | |
b. Nhận xét biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%) - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung câu hỏi trong Sách giáo khoa, chia nhóm, giao nhiệm vụ. - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung. Giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các học sinh để nhận xét, đánh giá) và chuẩn xác kiến thức. | 2. Bài tập 2: Nhận xét biểu đồ: - Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên: nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. - Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng lên nhanh nhất phản ảnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển. |