Trang chủ > Lớp 9 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án) > Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 9

Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 9

Đề thi Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với năm sáng tác ở cột B cho phù hợp:
AB
1. Những ngôi sao xa xôia. 1985
2. Bến quêb. 1962
3. Nói với conc. 1971
4. Con còd. 1980
2. Công việc chính của ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là:
a. Đo khối lượng đất lấp vào hố bom
b. Đếm bom chưa nổ
c. Phá bom
d. Tất cả những công việc trên
3. Câu: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” đã sử dụng phép liên kết nào?
a. Phép lặp b. Phép thế
c. Phép nối d. Phép liên tưởng
4. Hai câu thơ sau là lời ru của ai và hướng tới ai? Nhằm mục đích gì?
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
(Con cò – Chế Lan Viên)
a. Lời của tác giả nói với đứa con về tình cảm và tấm lòng của người mẹ
b. Lời người mẹ ru con để bộc lộ tình cảm mẹ dành cho con
c. Lời tác giả nói với mẹ về mơ ước của đứa con
d. Lời của người mẹ ru con mong con có giấc ngủ ngon
5. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là:
a. Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời khắc giao mùa ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
b. Sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ
c. Cả a và b
6. Truyện Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang khiến em liên tưởng đến truyện nào của Việt Nam?
a. Tấm Cám b. Thạch Sanh
c. Sọ Dừa d. Sự tích dưa hấu
II. Tự luận (7 điểm)
1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có sử dụng phương thức liên kết nối và thế. (3đ)
2. Đọc câu thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
a. Câu thơ trên được trích ra từ bài thơ nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó. (1đ)
b. Chép lại đúng 3 câu tiếp theo để được khổ thơ hoàn chỉnh. (1đ)
c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
123456
1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 4 - bdaacd
II. Phần tự luận
1.
Học sinh viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Bến quê, trong đó có sử dụng sử dụng phương thức liên kết nối và thế. (1đ)
- Phân tích tình huống truyện: là một tình huống nghịch lí (0.5đ)
- Nhĩ thời trẻ được đi nhiều nơi, không sót một nơi nào trên Trái Đất, khi bệnh tật không thể đi được nữa anh mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, vẻ đẹp của người vợ tần tảo, vất vả. (0.5đ)
→ Tác giả muốn nhắn nhủ tới mọi người: cuộc sống và số mệnh của con người đầy những bất thường, nghịch lí, nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp xung quanh mình. (1đ)
2.
Đọc câu thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó cũng là lúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng được mong muốn thiết tha của nhân dân cả nước là được bào lăng viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và đấu tranh ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như nhiều đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ luôn mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, ông mới có cơ hội để thực hiện được nguyện ước ấy.
- In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) (1đ)
b. Chép lại đúng 3 câu tiếp theo để được khổ thơ hoàn chỉnh.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này... (1đ)
c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2đ)
+ Dù còn ở trong lăng nhưng tác giả đã mường tượng đến cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”. (1đ)
+ Nguyện ước của thi sĩ là được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và đặc biệt là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác. (1đ)