Trang chủ
> Lớp 9
> Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án)
> Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn lớp 9
Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn lớp 9
Đề thi Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:
A | B |
1. Bến quê | a. Niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác. |
2. Viếng lăng Bác | b. Thức tỉnh về sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. |
3. Sang thu | c. Tâm hồn trong sáng, mộng mơ, lòng dũng cảm, cuộc sống đấu tranh đầy gian khổ, hiểm nguy nhưng hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong. |
4. Những ngôi sao xa xôi | d. Sự biến chuyển của đất trời khi sang thu trong cảm nhận tinh tế của nhà thơ. |
2. Hai câu thơ: “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao” sử dụng phép liên kết nào?
a. Phép lặp b. Phép thế
c. Phép nối d. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
3. “Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước và cuộc đời; thể hiện nguyện ước chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. ” là nội dung của bài thơ nào?
a. Sang thu b. Mùa xuân nho nhỏ
c. Nói với con d. Con cò
4. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được viết vào khoảng thời gian nào?
a. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra khốc liệt.
b. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
c. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
d. Trong giai đoạn xây dựng, đổi mới đất nước
5. Phần in đậm trông câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” là thành phần biệt lập nào?
a. Thành phần phụ chú
b. Thành phần tình thái
c. Thành phần gọi – đáp
d. Thành phần cảm thán
II. Tự luận (7 điểm)
1. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để được khổ thơ hoàn chỉnh. (1đ)
b. Câu thơ trên được trích ra từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nội dung chính của bài thơ đó là gì? (1đ)
c. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép liên kết câu lặp và nối. (3đ)
2. Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau đây:
a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. (Chị Dậu – Ngô Tất Tố)
b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (giáo dục – chìa khóa tương lai – P. May – o)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1- b, 2 – a, 3 - d, 4 - c | a | b | a | c |
1.
Đọc câu thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để được khổ thơ hoàn chỉnh:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. (1đ)
b. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ là niềm xúc động thành kính thiêng liêng của thi sĩ và mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác. (1đ)
c. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép liên kết câu lặp và nối.
- Học sinh viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phép liên kết câu lặp và nối. (1đ)
- Lời giới thiệu chân tình, mộc mạc của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Nhà thơ xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng.
→ Miền Nam: vừa để báo niềm vui chiến thắng, vừa gợi lên nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau30 năm dài đằng đẵng chịu cảnh chia cắt.
→ Thăm: động từ diễn tả sự gần gũi, thân thương. (1đ)
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ với tác giả đó chính là hàng tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa giúp cây tre hiện lên thật sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu. (1đ)
2.
Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. (Chị Dậu – Ngô Tất Tố)
→ Thành phần biệt lập trong câu: này → Thành phần gọi – đáp (1đ)
b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (giáo dục – chìa khóa tương lai – P. May – o)
→ Thành phần biệt lập trong câu: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ → Thành phần phụ chú. (1đ)