Trang chủ > Lớp 9 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án) > Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 9

Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 9

Đề kiểm tra tập làm văn số 6 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến hết truyện. Cảm nhận của em về nét nổi bật trong tính cách của nhân vật đó.
Đáp án và thang điểm
Học sinh viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết cách dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, cần phải nêu được những nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai: nhân vật chính của tác phẩm, kết tinh của lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc.
b. Thân bài (9đ)
- Nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo giúp diễn tả lòng yêu làng của nhân vật: Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. (1đ)
- Diễn biến tâm trạng từ lúc ông Hai nghe được tin dữ (6đ):
+ Sự xung đột trong nội tâm nhân vật: là một người rất yêu làng nhưng khi nghe tin làng theo giặc, ông hết sức bất ngờ “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
→ Tình yêu nước đã vượt lên trên tình yêu làng quê.
Cho dù vậy, vì yêu làng nên ông càng cảm thấy day dứt, tủi hổ, chẳng thể dứt bỏ tình cảm với làng được.
+ Bị đẩy vào tình huống bế tắc khi bị mụ chủ nhà đuổi đi. Mâu thuẫn nội tâm và những giằng xé của nhân vật, sự bế tắc đòi hỏi cần được giải quyết.
+ Trút bầu tâm sự với đứa con nhỏ. Đoạn văn thể hiện cảm động nỗi lòng của ông Hai với cách mệnh, với kháng chiến, đất nước, quê hương... Thực chất những lời tâm sự đó là lời tự nhủ với chính mình, bộc bạch nỗi lòng mình:
• Ông yêu làng thiết tha.
• Chung thủy với cách mang, với kháng chiến mà biểu tượng chính là Cụ Hồ. tình cảm ấy bền chặt và thiêng liêng.
+ Khi làng mình được minh oan, tin về làng ông được ông chủ tịch cải chính: ông vui mừng, hớn hở: “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn”.
- Đặc điểm nổi bật trong tính cách của nhân vật chính là tình yêu làng, yêu quê hương đất nước. (1đ)
→ Tác giả đã rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. (0.5đ)
→ Am tường tâm lí con người, nhất là nhừng người nông dân. (0.5đ)
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại sự thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật.