Trang chủ
> Lớp 9
> Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án)
> Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.
Đáp án và thang điểm
Học sinh viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết cách dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần, lối hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, cần phải nêu được những nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nội dung bao trùm của toàn bài thơ: qua lời tâm tình của người cha nói với con, bài thơ gợi về nguồn cội của mỗi con người, đồng thời thể hiện niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc mình.
b. Thân bài (9đ)
- Mở đầu bài thơ, tác giả nói về nguồn gốc sinh dưỡng của mỗi con người đó chính là gia đình và quê hương.
+ 4 câu thơ đầu, từ những bước chân đầu đời con đã biết hướng về cha mẹ bởi con cảm nhận được tất cả tình yêu thương, sự bao bọc từ những người thân thương đó.
+ một bước, hai bước thể hiện sự lớn khôn dần của con theo năm tháng. Đồng hành cùng con luôn có sự chở che của cha mẹ. Con gắn bó mật thiết với gia đình.
→ Con lớn lên bằng sự yêu thương, gắn bó, quây quần, đầm ấm của gia đình. Đó là cái nôi đầu tiên chở che và bao bọc, nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách của con. (2đ)
- Khổ thơ tiếp theo, tác giả sử dụng lối nói quê hương, “người đồng mình” để miêu tả những phẩm chất tốt đẹp của những con người miền núi, đồng thời thể hiện quê hương cũng chính là nguồn cội nuôi dưỡng của mỗi con người.
+ đan lờ, cài nan hoa, ken câu hát... là những hình ảnh thật đẹp và vui tươi. Con người nơi đây gắn bó với xứ xở của mình như máu thịt.
+ Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng => quê hương không chỉ mang vẻ đẹp thơ mộng mà còn hun đúc tâm hồn mỗi con người.
+ Nơi đó cha mẹ đã cùng con sống những ngày tháng êm ấm, yên bình: Cha mẹ sẽ mãi nhớ về ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. => thể hiện tình nghĩa sâu đậm.
- Tác giả cũng nhắc nhở con về những phẩm chất cao quý của đồng bào quê hương mình:
+ Dễ thương, giàu tình cảm.
+ Thủy chung, gắn bó với quê hương.
+ Hồn nhiên, mạnh mẽ.
+ Bản lĩnh và bền bỉ
+ Mộc mạc, chất phác mà to lớn, kiêu hãnh
Cụm từ “người đồng mình” được lặp lại nhưng không phải “yêu” mà là “thương”. Thương bởi quê hương mình còn nghèo khó nhưng cha vẫn dạy con phải biết tự hào về truyền thống của quê hương, dân tộc mình và có ý chí vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.
- Lấy trắc trở về địa lí “cao”, “xa” diễn tả những khó khăn còn “đo”, “nuôi” thể hiện tinh thần lạc quan, khát vọng thành công trong tương lai, người cha nhắn nhủ con phải sống sao cho xứng đáng với quê hương mình, phải luôn rèn luyện ý chí, nghị lực một cách đầy tin tưởng.
- Cha nhắn nhủ con sống có ích và không quên nguồn gốc “thô sơ da thịt” > < “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện lên sức mạnh tiềm tàng của con người miền núi và sức sống bền bỉ của họ. chính những con người ấy – bằng bàn tay và khối óc đã dựng xây nên quê hương giàu đẹp với những phong tục và truyền thống tốt đẹp.
- 4 câu cuối:
+ Lời nói đầy trìu mến và tin tưởng của cha, thôi thúc con vững bước trên đường đời. (0.5đ)
+ Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” câu nói nghe sao trìu mến thân thương. Lời người cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ nơi đâu vẫn không quên nguồn gốc, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên những khó khăn, để tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị của bài thơ.