Trang chủ
> Lớp 9
> Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án)
> Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn lớp 9
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 9 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn lớp 9
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đáp án và thang điểm
Học sinh viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết cách dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, cần phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
- Bài thơ diễn tả lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
b. Thân bài (9đ)
- Bài thơ diễn tả cảm xúc chân thành của tác giả từ khi ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài lăng cho đến khi được vào trong lăng để viếng Bác. (0.5đ)
Mỗi khổ thơ giống như một dòng tâm sự đầy xúc động và thành kính của tác giả.
- Khổ 1:
+ Lời giới thiệu mộc mạc nhưng chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Nhà thơ xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng.
→ Miền Nam: vừa báo tin vui chiến thắng, vừa gợi lên nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau 30 năm dài đằng đẵng chịu cảnh chia cắt.
→ Từ "thăm": diễn tả sự gần gũi, thân thương.
+ Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng mạnh với nhà thơ đó chính là hình ảnh cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy "bát ngát”. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa giúp cây tre hiện lên thật sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
- Khổ 2:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
+ Câu thơ diễn tả sự tôn trọng, niềm thành kính của tác giả, cũng như là của cả dân tộc đối với Bác.
+ Câu thơ có chứa 2 hình ảnh mặt trời: một mặt trời của thực tế cuộc sống, một mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ.
• Mặt trời thực tế: là mặt trời đi qua trên lăng trong câu thơ thứ nhất. Đây là hình ảnh mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Nghệ thuật nhân hóa “đi”, “thấy” chứa đựng niềm tôn kính.
• Mặt trời trong lăng: là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ - Nhà lãnh tụ vĩ đại - người mang đến ánh sáng của độc lập từ do, của ấm no xua tan những đêm trường nô lệ cho dân tộc Việt Nam
Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Điệp từ ngày ngày diễn tả trạng thái lặp đi lặp lại, thể hiện sự thương nhớ khôn nguôi của mọi người dành cho Bác.
+ Mỗi người mang một nỗi nhớ thương kết thành “tràng hoa” với tấm lòng thành kính tôn nghiêm dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” (Một hình ảnh ẩn dụ cho 79 năm Bác sống là mấy mươi năm Bác cống hiến hết mình cho đất nước, cho dân tộc. )
- Khổ 3:
Vào trong lăng, nhìn thấy Bác trong ngủ bình yên giữa một vầng ánh sáng dịu hiền. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, tác giả Viễn Phương đã dùng hình ảnh "trời xanh" để so sánh với Bác, thể hiện sự vĩnh hẵng, bất biến.
Dẫu vậy những mất mát và đau thương là có thực: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
- Khổ 4:
+ Dù vẫn còn ở trong lăng nhưng tác giả đã mường tượng tới cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nén được nỗi xúc động mà “thương trào nước mắt”.
+ Nguyện ước của nhà thơ là được mãi mãi ở bên cạnh Bác. Tác giả mong ước được hoá thân thành những cảnh vật, sự vật ở bên lăng Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là ước muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
- Bài thơ mang giọng điệu sâu lắng bằng thể thơ tự do (chủ yếu 8 chữ) với nhiều hình ảnh thơ độc đáo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (nhân hóa, ẩn dụ, so sánh... )
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định một lần nữa những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.