Trang chủ > Lớp 9 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 9 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn lớp 9

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 9 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn lớp 9

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
C. Ghi chép lại sự việc vua Lê thống nhất đất nước.
D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu 2: Theo em tại sao tác giả Nguyễn Du lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau?
A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.
B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều
C. Vì tác giả muốn làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều
D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.
Câu 3: Dòng nào nhận định không đúng về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
A. Là tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
B. Khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử của Việt Nam
C. Có tất cả 20 truyện.
D. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh nhưng lại gặp phải nhiều oan khuất, bất hạnh.
Câu 4: Em hiểu câu thơ:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
A. Phải viết quý trọng ân nghĩa
B. Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng lợi danh.
C. Cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh, trục lợi.
D. Thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng.
Câu 5: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thúy Kiều. Đó là nỗi buồn thương nhớ ai?
A. Nhớ hai em. B. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.
C. Nhớ quê nhà. D. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 6: Lí do chính khiến cho Vũ Nương không trở về đoàn viên với gia đình cho dù đã được rửa oan là?
A. Vì cảm tạ ơn đức của Linh Phi.
B. Vì còn tức giận Trương Sinh.
C. Vì chế độ phong kiến đương thời không dung nạp được những người đức hạnh như nàng.
D. Cả A và C đều đúng.
Phần II: Tự luận (7đ)
Qua các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Thúy Kiều báo ấn báo thù”, em hãy phân tích giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”?
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.
Câu123456
Đáp ánCCADBD
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Học sinh cần triển khai được một số ý:
Tinh thần nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm Truyện Kiều
- Khẳng định đề cao giá trị con người: vẻ đẹp về ngoại hình, phẩm chất và tài năng
- Lên án tố cáo những thế lực phong kiến tàn bạo chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người
- Bày tỏ lòng thương cảm trước những khổ đau, bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ
- Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và mong ước về công lí, chính nghĩa