Trang chủ > Lớp 9 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 9

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 9

Đề kiểm tra 1 tiết tiếng việt Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
Phần I: Trắc nghiệm (2đ): Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu của đáp án đúng nhất.
Câu 1: Thành ngữ "Ông nói gà bà nói vịt" liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chất
B. Phương châm về quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 2: Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Ăn ốc nói mò C. Nói nhăng nói cuội
B. Ăn không nói có D. Lúng búng như ngậm hột thị
Câu 3: Lời dẫn trực tiếp là:
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay suy nghĩ của người hoặc nhân vật.
B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có sự điều chỉnh cho phù hợp.
C. Lời dẫn trực tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Việc mượn từ trong Tiếng Việt là để:
A. Phát triển từ ngữ Tiếng Việt
B. Biết ngôn ngữ nước ngoài
C. Người Việt Nam đi du lịch
D. Người Việt Nam hiểu văn hoá nước ngoài
Câu 5: Từ ngữ nào dưới đây không phải là thuật ngữ của môn Tiếng Việt?
A. ẩn dụ B. Chủ ngữ C. ẩn hiện D. Cảm thán
Câu 6: Mỗi chúng ta cần phải làm gì để tăng vốn từ?
A. Quan sát lắng nghe lời ăn tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh.
B. Lắng nghe, trau dồi học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng.
C. Đọc nhiều sách, báo, các tác phẩm văn học mẫu mực, ghi chép lại các từ ngữ mới.
D. Cả ba phương án trên
Câu 7: Từ nào trái nghĩa với từ “truân chuyên”
A. Nhọc nhằn B. Vất vả C. Nhàn nhã D. Gian nan
Câu 8: Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?
A. Thành ngữ B. Thuật ngữ C. Hô ngữ D. Trạng ngữ
Phần II: Tự luận (8đ).
Câu 1: (2đ) Kể tên các phương chân đối thoại đã học? Cho biết phương châm đối thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây? Đọc mẩu chuyện sau:
Người con đang học môn Địa lí, hỏi bố:
- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?
Người bố đang mải đọc báo, trả lời:
- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.
(Truyện cười dân gian)
Trong mẫu chuyện trên, lời thoại của người bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (2đ) Áp dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc sử dụng từ trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. ”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3: (4đ) Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2đ) mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu12345678
Đáp ánBDAACDCA
Phần II: Tự luận (8đ)
Câu 1:
- Có 5 phương châm đối thoại đã học:
+ Phương châm về chất
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
- Lời thoại không tuân thủ phương châm về lượng.
Câu 2:
- Những từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.
- Vừa có tác dụng miêu tả cảnh vật, vừa miêu tả tâm trạng: gợi lên vẻ hoang vắng, đơn độc, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của ba chị em Thúy Kiều vào thời khắc cuối ngày hội đạp thanh đồng thời báo hiệu một sự kiện sắp xảy ra.
Câu 3: Điệp từ “nhóm” mang hai ý nghĩa:
- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy.
- Nghĩa chuyển: Khơi gợi lên những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.
Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu khôn lớn mà bà con khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, giúp cháu hiểu thêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ việt Nam, những người bà, người mẹ muôn đời tảo tần. Từ đó bồi đắp cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lại như khắc sâu tình cảm thiêng liêng ấy.