Tập đọc: Tập đọc: Phân xử tài tình (trang 47 sgk Tiếng Việt 5)
Nội dung chính của bài: Bài đọc là câu chuyện về một vị quan thông minh, xử án giỏi và rất công bằng. Ông tìm ra người phụ nữ định lừa đảo để lấy miếng vải, tìm ra chú tiểu ăn trộm tiền của chùa. Ông đã giữ gìn sự công bằng cho cuộc sống.
Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 5): Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì?
Giải đáp:
Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử về tấm vải. Người này tố người kia lấy vải của minh, không ai chịu nhường ai nên đành nhờ quan phân xử.
Câu 2 (trang 47): Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Tại sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
Giải đáp:
- Quan đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm ra người lấy cắp:
+ Đòi người làm chứng nhưng không có.
+ Cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau.
+ Cho xé tấm vải ra làm đôi, mỗi người một nửa. Một người bật khóc.
- Quan bảo đưa tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
- Sở dĩ quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì chỉ có người chủ thực sự của tấm vải, người vất vả làm ra nó mới tiếc khi tấm vải bị xé.
Câu 3 (trang 47): Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
Giải đáp:
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo: Đức Phật linh thiêng sẽ làm cho thóc trong tay kẻ ăn cắp nảy mầm. Một lúc sau đã thấy một chú tiểu vừa chạy vừa nén nhìn thóc, quan bèn cho bắt chú tiểu vì chỉ có tật mới hay giật mình.
Câu 4 (trang 47): Tại sao quan án dùng cách trên? Chọn đáp án trả lời đúng:
a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.
Giải đáp:
Chọn đáp án b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
Bài trước: Tập làm văn: Kể chuyện (trang 45 sgk Tiếng Việt 5) Bài tiếp: Chính tả (Nhớ - viết): Cao Bằng (trang 48 sgk Tiếng Việt 5)