Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh (trang 59 sgk Tiếng Việt 5)
Câu 1 (trang 59 sgk Tiếng Việt 5): Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh?
a) Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
c) Không có chiến tranh và thiên tai.
Giải đáp:
Chọn đáp án b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
Câu 2 (trang 59): Tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
Giải đáp:
Những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh là:
- Cơ quan an ninh, an ninh quốc phòng, chiến sĩ an ninh, an ninh nội bộ, ...
- Giữ gìn an ninh, củng cố an ninh, bảo vệ an ninh, thiết lập an ninh, ...
Câu 3 (trang 59): Hãy sắp xếp những từ sau đây vào nhóm thích hợp: công an, đồn biên phòng, tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.
a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh.
b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.
Giải đáp:
a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh: Công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán.
b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.
Câu 4 (trang 59): Em hãy đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ các việc làm, các cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mạ em không có ở bên.
a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.
b) Nếu thấy kẻ khác đe dọa, hành hung hoặc thấy cháy nhà, tai nạn em cần phải:
- Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114,115 để báo tin.
- Kêu lớn để những người xung quanh biết.
- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.
c) Khi đi chơi, đi học, em cần:
- Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.
- Không mang đồ đạc trnag sức hoặc vật đắt tiền.
d) Khi ở nhà một mình, em phải khóa cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.
Theo GIA KÍNH
Giải đáp:
- Từ ngữ chỉ việc có thể tự bảo vệ khi cha mẹ em không có bên cạnh:
a) Nhớ số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ, số điện thoại của người thân để báo tin.
b) - Khẩn cấp gọi 113,114,115.
- Kêu lớn báo cho mọi người xung quanh.
- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, … đồn công an.
c) - Đi theo nhóm, chánh chỗ tối, nơi vắng vẻ.
- Không mang đồ trang sức.
d) - Ở nhà một mình phải khóa cửa, không cho người lạ vào nhà.
- Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức:
Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (CA thường trực chiến đấu) 114 (CA phòng cháy chữa cháy) 115 (đội thường trực cấp cứu y tế).
- Từ ngữ chỉ người giúp em bảo vệ an toàn cho mình:
Cha mẹ, ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.
Bài trước: Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ (trang 58 sgk Tiếng Việt 5) Bài tiếp: Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (trang 60 sgk Tiếng Việt 5)