Trang chủ > Lớp 5 > Soạn Tiếng Việt lớp 5 > Tập đọc: Bầm ơi (trang 131 sgk Tiếng Việt 5)

Tập đọc: Bầm ơi (trang 131 sgk Tiếng Việt 5)

Nội dung chính của bài: Bài thơ nói về nỗi nhớ của người chiến sĩ ngoài mặt trận, nhớ về người mẹ ở quê nhà. Anh thương mẹ già vẫn phải làm lụng vất vả khi trời rét, phải lo lắng cho đàn con đi chiến đấu. Tình thương dành cho mẹ của anh hòa cùng tình thương dành cho đất nước.

Câu 1 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới người mẹ ở quê nhà? Anh nhớ đến hình ảnh nào của mẹ?

Giải đáp:

- Cảnh chiều đông gió bấc như mưa phùn, lúc này các làng quê vào vụ cấy đông, làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải vất vả lội ruộng bùn trong mưa gió rét buốt.

Câu 2 (trang 131): Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.

Giải đáp:

- Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng đó là:

"Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. " - (Thể hiện tình cảm của mẹ đối với con)

"Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu" - (Thể hiện tình cảm của con đối với mẹ)

- Những hình ảnh so sánh trên thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ.

Câu 3 (trang 131): Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?

Giải đáp:

- Để làm yên lòng mẹ, anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh như sau:

"Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu! "

Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. Mẹ hãy cứ yên tâm, đừng lo lắng nhiều cho con nữa.

Câu 4 (trang 131): Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về nguời mẹ của anh?

Giải đáp:

- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu, hội tụ đầy đủ phẩm chất chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

Câu 5 (trang 131): Học thuộc lòng bài thơ.

Giải đáp:

Các em đọc đi, đọc lại nhiều lần bài thơ và học thuộc.