Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (trang 11 sgk Tiếng Việt 5)
Nội dung chính của bài đọc là: Bài đọc miêu tả lại bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó, … tất cả đều mang màu sắc rực rỡ, trú phú, no đủ và tươi vui.
Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt 5): Em hãy kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
Mẫu: lúa – vàng xộm
Giải đáp:
+ nắng – vàng hoe
+ xoan – vàng lịm
+ tàu lá chuối – vàng ối
+ bụi mía – vàng xọng
+ rơm, thóc – vàng giòn
+ lá mít – vàng ối
+ tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi
+ quả chuối – chín vàng
+ gà, chó – vàng mượt
+ mái nhà rơm – vàng mới
+ tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm
Câu 2 (trang 11): Em hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
Mẫu: vàng xọng – màu vàng gợi cảm giác như có nước.
Giải đáp:
- bụi mía: vàng xọng → màu vàng gợi cảm giác mọng nước.
- lúa: vàng xuộm → màu vàng đậm, lúa vàng xuộm miêu tả là lúa đã chín.
- xoan: vàng lịm → màu vàng của từng chùm quả chín mọng, gợi cảm giác rất ngọt.
- nắng: vàng hoe → nắng có màu vàng nhạt, tươi ánh lên; nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không quá chói chang, nóng bức như mùa hè.
Câu 3 (trang 11): Những chi tiết nào miêu tả về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm tươi đẹp và sinh động?
Giải đáp:
Những chi tiết miêu tả về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm tươi đẹp và sinh động đó là:
+ Không ai còn biết đến ngày hay là đêm mà chỉ mải miết đi gặt, kéo lúa, cắt rạ, chia thóc ở hợp tác xã. Ai nấy đều buông bát, buông đũa là đi ngay, cứ trở dậy là lập tức ra đồng gặt lúa.
+ Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Hoạt động của con người làm cho bức tranh quê rất tươi vui và sinh động.
Câu 4 (trang 11): Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Giải đáp:
Bài văn đã thể hiện tình yêu của người viết đối với quê hương và con người nơi tác giả đang sống. Hoặc: Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác gỉa với con người, với quê hương.
Bài trước: Kể chuyện: Lý Tự Trọng (trang 9 sgk Tiếng Việt 5) Bài tiếp: Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh (trang 11 sgk Tiếng Việt 5)