Tập đọc: Những con sếu bằng giấy (trang 37 sgk Tiếng Việt 5)
Nội dung chính của bài: Mĩ ném bom trừng phạt hai thành phố của Nhật. Cô bé Xa-xa-ki bị nhiễm phóng xạ. Em khao khát sống nên đã tin rằng gấp 1000 con hạc giấy thì bệnh sẽ khỏi. Em chết đi nhưng học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã góp tiền xây tượng đài tưởng niệm những nạn nhân chết do bom nguyên tử, với ước nguyện về một thế giới hòa bình.
Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Cô bé Xa – đa – cô bị ô nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
Giải đáp:
Cô bé Xa – đa – cô bị nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn là Hi – rô – xi – ma và thành phố Na – ga – sa – ki của Nhật Bản.
Câu 2 (trang 37): Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng những cách nào?
Giải đáp:
Cô bé tin vào một truyền thuyết nói rằng, nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì điều ước sẽ thành hiện thực và em ước rằng mình sẽ khỏi bệnh.
Câu 3 (trang 37): Các bạn nhỏ đã làm gì:
a. Để tỏ tình đoàn kết với Xa – đa – cô?
b. Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
Giải đáp:
a) Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới liên tục gửi đến cho Xa – đa – cô hàng ngàn con sếu với mong muốn sẽ giúp Xa – đa – cô thực hiện mong ước của mình.
b) Khi Xa – đa – cô mất, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Ngay phía dưới chân tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
Câu 4 (trang 37): Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói điều gì với Xa – đa – cô?
Giải đáp:
Các em có thể tự nói lên suy nghĩ của mình.
* Gợi ý: Em có thể nói là: "Cái chết của bạn làm cho chúng tôi hiểu rõ về sự tàn bạo của chiến tranh". "Tôi căm ghét chiến tranh". "Bạn đã nhắc nhở chúng tôi là phải biết yêu hòa bình, bảo vệ nền hòa bình trên trái đất"…
Bài trước: Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (trang 34 sgk Tiếng Việt 5) Bài tiếp: Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ (trang 38 sgk Tiếng Việt 5)