Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ (trang 58 sgk Tiếng Việt 5)
Câu 1 (trang 58 sgk Tiếng Việt 5): Nghe và viết bài Núi non hùng vĩ.
Giải đáp:
Các em có thể nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau.
Câu 2 (trang 58): Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau:
Tại đây, các con
Tại đất Tây Nguyên ông bà mình này
Nơi mẹ đã đẻ ra ta và cắt rốn ta bằng cây nứa
Chỗ tuổi nhỏ ta nằm nước bò qua bụng đỏ
Và gió cao nguyên thổi nhột lỗ tai non.
Chính nơi đây các con
Xưa Đăm Săn, Y Sun, ông nội ta và lũ làng
Đã rèn dao và mài gươm dưới trăng trong suốt
Trong rừng già Mơ – nông, mặt trời không xuống đất
Vẫn thanh đoản kiếm xưa Đăm Săn đuổi giặc
Nơ Trang Long, A-ma Dơ-hao, cha ta và lũ làng mài gấp
Hai mươi năm cạn nước sông Ba.
Theo PRÊ KI MA LA MÁC
Giải đáp:
Những tên riêng được sử dụng trong đoạn thơ trê là: Tây Nguyên, Đăm Săn, Y Sun, Mơ-nông, Nơ Trang Long, A-ma Dơ-hao, Ba.
Câu 3 (trang 58): Giải câu đố và viết đúng tên các anh hùng lịch sử trong câu đố sau:
Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?
Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?
Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời âu thơ?
Vua nào thảo Chiếu dòi đô?
Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?
Theo TRẦN LIÊN NGUYỄN
Giải đáp:
- "Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh? " đó là: Ngô Quyền, Lê Hoàng, Trần Hưng Đạo.
- "Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời? " Đó là: vua Quang Trung.
- "Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời âu thơ? ". Đó là: vua Đinh Tiên Hoàng.
- "Vua nào thảo Chiếu dòi đô? ". Đó là: vua Lý Thái Tổ.
- "Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn? " Đó là: vua Lê Thánh Tông.
Bài trước: Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-đê (trang 57 sgk Tiếng Việt 5) Bài tiếp: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh (trang 59 sgk Tiếng Việt 5)