Trang chủ > Lớp 7 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7 > Phân tích văn bản: Ý nghĩa của văn chương

Phân tích văn bản: Ý nghĩa của văn chương

I. Giới thiệu đôi nét về nhà văn - nhà phê bình văn học Hoài Thanh

- Hoài Thanh (1909-1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

- Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Thi nhân Việt Nam”, in năm 1942

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm Ý nghĩa của văn chương

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

- Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”.

2. Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương

- Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương

- Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương

3. Giá trị nội dung

Nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ vô cùng nghèo nàn.

4. Giá trị nghệ thuật

- Giàu hình ảnh độc đáo

- Lối văn nghị luận vừa có cảm xúc vừa có lí lẽ.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Ý nghĩa của văn chương

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về nhà văn - nhà phê bình văn học Hoài Thanh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của ông…)

- Giới thiệu về văn bản “Ý nghĩa văn chương” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của văn chương

- Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người nói riêng và là lòng thương cả muôn vật, muôn loài nói chung.

⇒ Đây là quan niệm rất đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất

2. Nhiệm vụ của văn chương

- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng

⇒ Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống phong phú và đa dạng.

- Văn chương sáng tạo ta sự sống

⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên những hình ảnh, ý tưởng về một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao hướng đến.

3. Công dụng của văn chương

- Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”

⇒ Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng

- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có

+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên

+ Lưu giữ lại dấu tích, lịch sử văn hóa của loài người

⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người những tình cảm và cảm xúc chân thật.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:

+ Về mặt giá trị nội dung: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, cảm xúc và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có

+ Giá trị nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, xây dựng hình ảnh, ý tưởng tốt đẹp…

- Vai trò, công dụng của văn chương đối với bản thân: trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết, thế giới tinh thần trở nên phong phú hơn…