Phân tích tác phẩm: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Phiên âm:
- Dịch nghĩa:
- Dịch thơ:
I. Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương
- Hạ Tri Chương, sinh năm 659 mất năm 744, tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc)
- Ông đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Sau đó, ông xin từ quan về làm đạo sĩ.
- Ông là bạn vong niên của nhà thơ Lí Bạch
- Ông thích uống rượu, tính tình hào phóng, ông còn để lại 20 bài thơ.
II. Đôi nét về tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được viết trong một lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744. Khi đó ông đã 86 tuổi.
2. Bố cục của bài gồm 2 phần:
- Phần 1 (Hai câu thơ đầu): Tình yêu quê hương của tác giả.
- Phần 2 (Hai câu thơ còn lại): Tâm trạng của tác giả khi về thăm quê.
3. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện một cách chân thực, sâu sắc vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi trước tình yêu quê hương thắm thiết của một người con sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
4. Giá trị nghệ thuật
- Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Giọng thơ vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi
- Phéo đối
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hạ Tri Chương (những nét chính về cuộc đời của ông, các tác phẩm chính mà ông để lại cho muôn đời sau…)
- Giới thiệu về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Hai câu thơ đầu
- Sử dụng từ trái nghĩa tạo nên phép tiểu đối trong câu thơ: trẻ - già, đi – trở về
⇒ Khắc họa thời gian xa quê của nhà thơ đã từ lâu lắm rồi.
- Hình ảnh của tác giả khi quay trở lại quê hương:
+ Mấn mao tồi: tóc mai đã rụng, thể hiện dấu hiệu của tuổi tác, mái tóc bạc màu theo thời gian.
+ Hương âm vô cải: giọng quê không đổi, giọng nói chính là nét đặc trưng của từng vùng miền, là hồn quê, nét quê thể hiện trong sắc điệu giọng nói của con người.
⇒ Câu thơ được viết với hai về đối rất chỉnh, qua đó thể hiện được tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương. Thời gian có trôi đi, tuổi có già đi nhiều nhưng giọng quê, hồn quê vẫn luôn còn mãi trong tác giả.
⇒ Hai câu thơ với nghệ thuật đối đã nhấn mạnh tình cảm thủy chung, gắn bó son sắt của tác giả với quê hương mình.
2. Hai câu còn lại
- Tình huống trớ trêu của tác giả khi về thăm quê:
+ Người con xưa nay trở về lại trở thành người xa lạ khi “trẻ con gặp lại không chào”
+ Trẻ con gọi ông là “khách”
- Tâm trạng của tác giả: vô cùng ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa bởi mình đã trở thành khách, trở thành người lạ trên chính quê hương của mình.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+Về giá trị nội dung: tình yêu quê hương tha thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới trở về
+ Giá trị nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nghệ thuật đối, kết hợp tự sự và biểu cảm…
Bài trước: Phân tích tác phẩm: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Bài tiếp: Phân tích tác phẩm: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá