Phân tích bài thơ: Qua Đèo Ngang
I. Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa thực sự rõ năm sinh và năm mất.
- Quê quán: người làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà bà có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan.
- Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.
- Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Tác phẩm nào của bà cũng mang một nỗi buồn thương da diết, trang nhã và rất điêu luyện.
II. Đôi nét về bài thơ Qua Đèo Ngang
1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Bài thơ được ra đời khi bà Huyện Thanh Quan đang trên đường từ Bắc Hà vào Huế nhận chức “Cung Trung giáo tập”.
2. Bố cục: Bài thơ gồm 4 phần
- Phần 1 (hai câu đề): Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang
- Phần 2 (hai câu thực): Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang
- Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng của tác giả
- Phần 3 (hai câu kết): Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả
3. Giá trị nội dung của bài
- Bài thơ “Qua Đèo Ngang” miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút. Nơi đây thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn rất hoang sơ, cô quạnh. Đồng thời qua bài thơ cũng thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của chính tác giả.
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Qua Đèo Ngang
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Bà Huyện Thanh Quan (về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm sáng tác, những tác phẩm nổi bật…)
- Giới thiệu về bài thơ “Qua Đèo Ngang” (về hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang
- Thời gian: vào lúc xế chiều – thời điểm dễ gợi lên nỗi buồn, nỗi cô đơn và sự trống vắng của người con xa quê.
- Không gian: Đèo Ngang – một con đèo hùng vĩ, phân chia hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày xưa.
- Cảnh vật:
+ Các sự vật: cỏ cây, lá, đá, hoa
+ Động từ: chen – lẫn vào nhau, không ra hàng ra lối, động từ “chen” chen vào giữa hai câu thơ gợi cảnh tượng rậm rạp, hoang sơ
⇒ Cảnh vật đầy sức sống nhưng hoang sơ, rậm rạp và hắt hiu
2. Cuộc sống con người ở Đèo Ngang
- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình: lom khom, lác đác – gợi cảm giác thưa thợt, ít ỏi
- Nghệ thuật đảo ngữ:
+ Lom khom … tiều vài chú
+ Lác đác … chợ mấy nhà
⇒ Nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi, nhỏ nhoi của sự sống ở giữa cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ
⇒ Hình ảnh con người hiện lên thưa thớt, ít ỏi làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, tiêu điềi. Qua đó, gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả
3. Tâm trạng của nhà thơ
- Âm thanh của chim quốc quốc, gia gia: nghệ thuật lấy động tả tĩnh, chơi chữ. Tiếng chim quốc, chim gia gia nhớ nước, thương nhà cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ da diết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước.
- Câu thơ như một tiếng thở dài của chính nhà thơ
⇒ Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của nhà thơ. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ
4. Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả
- Con người nhỏ bé, lẻ loi, cô đơn, một mình đối diện với cả vũ trụ bao la, rộng lớn
- “Một mảnh tình riêng, ta với ta”: một nỗi buồn, một nỗi cô đơn không có ai để san sẻ, sẻ chia.
⇒ Tâm trạng cô đơn, trống vắng, một mình lẻ loi đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác giả:
+ Nội dung: Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống của con người và tâm trạng nhớ nước, thương nhà cùng nỗi cô đơn của tác giả.
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, sử dụng từ láy, nghệ thuật đảo ngữ…
Bài trước: Phân tích tác phẩm: Bánh trôi nước Bài tiếp: Phân tích tác phẩm: Bạn đến chơi nhà