Phân tích: Những câu hát châm biếm
I. Đôi nét về tác phẩm Những câu hát châm biếm
1. Giá trị nội dung
“Những câu hát châm biếm” đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội phong kiến xưa.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát
- Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng
- Biện pháp nghệ thuật nói ngược, phóng đại
II. Dàn ý phân tích tác phẩm Những câu hát châm biếm
I. Mở bài
- Giới thiệu về ca dao, dân ca (nêu khái niệm, nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật, …)
- Giới thiệu về “Những câu hát châm biếm” (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, …)
II. Thân bài
1. Bài 1
"Cái cò lặn lội bờ ao
.............................................
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh"
- “Giới thiệu” về chân dung nhân vật “Chú tôi”:
+ Hay tửu hay tăm: người nghiện rượu (tửu là rượu)
+ Hay nước chè đặc: nghiện nước chè
+ Hay nằm ngủ trưa: lười biếng
+ Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Tức là một người lười lao động, chỉ thích ăn chơi, hưởng thụ.
- Hình ảnh đối lập với hình ảnh “Chú tôi” đó là hình ảnh "Cái cò"
+ Cái cò lặn lội bờ ao: sự vất vả, cơ cực, lam lũ của người cháu
+ Cô yếm đào: chỉ người con gái xinh đẹp, giỏi giang
⇒ Dùng hình ảnh nói ngược và phép đối lập, bài ca dao chế giễu những người nghiện ngập rượu chè, lười biếng, thích hưởng thụ trong xã hội.
2. Bài 2
"Số cô chẳng giàu thì nghèo
.........................................................
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"
- Lời của thầy bói - phán những chuyện hệ trọng trong cuộc đời một con người
+ Lời phán cụ thể, rõ ràng, chắc như đinh đóng cột những chuyện hiển nhiên của tạo hóa
+ Nói dựa, nói nước đôi
- Cách châm biếm, phê phán: dùng chính những lười lẽ của thầy bói để vạch trần bộ mặt lừa bịp, gian xảo, dối trá của hắn.
⇒ Bài ca dao châm biếm, phê phán, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa lọc người khác để kiếm tiền. Qua đó cũng phê phán những người ít hiểu biết, mê muội, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.
3. Bài 3
"Con cò chết rũ trên cây
..............................................
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao"
- Ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao:
+ Con cò: chỉ người nông dân
+ Cà cuống: chỉ những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn
+ Chim ri, chào mào: chỉ lính lệ, cai lệ.
+ Chim chích: chỉ những anh mõ làng
⇒ Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người trong xã hội xưa, làm cho nội dung châm biếm, phê phán trở nên sâu sắc và kín đáo.
- Khung cảnh đám ma như một đám rước hội, là dịp để mọi người đánh chén, tụ họp, chia chác om sòm.
⇒ Cảnh tượng mang giá trị tố cáo rất lớn
⇒ Bài ca phê phán thủ tục ma chay rườm rà, chỉ làm tăng thêm nỗi khổ cho người nông dân trong xã hội cũ.
4. Bài 4
"Cậu cai nón dấu lông gà
...................................................
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê"
- Hình ảnh “Cậu cai”:
+ Nón dấu lông gà: chỉ chức tước, quyền lực
+ Ngón tay đeo nhẫn: tính cách phô trương, thích khoe mẽ
+ Bộ dạng thảm hại của cậu cai khi phải đi thuê, đi mượn quần áo để ra oai với mọi người.
⇒ Bức chân dung biếm họa của cậu cai: lố lăng, kệch cỡm, thích phô trương, không có quyền lực nhưng luôn cố làm “ra vẻ, ra dáng” để lừa bịp mọi người.
- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:
+ Gọi “câu cai” với mục đích châm biếm, chế giễu những tên cai lệ không có quyền lực nhưng chỉ thích ra oai.
+ Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại
+ Nghệ thuật phóng đại: ba năm được một chuyến sai > < sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của “Những câu hát châm biếm”
+ Giá trị nội dung: phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội
+ Giá trị nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, phóng đại, …
Bài trước: Phân tích tác phẩm: Những câu hát than thân Bài tiếp: Phân tích tác phẩm: Sông núi nước Nam