Phân tích tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh)
- Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890, mất năm 1969 - đây là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái tên này được dùng từ năm 1919 đến năm 1925.
- Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
II. Đôi nét về tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ngày 18/6/1925 ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án. Còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
2. Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm:
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren - tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu - hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Nhưng với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ cả vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
3. Bố cục của tác phẩm gồm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “vẫn bị giam trong tù”): Lời hứa sẽ chăm sóc Phan Bội Châu của Va-ren.
- Phần 2 (tiếp đó đến “không hiểu Phan Bội Châu”): Cuộc gặp gỡ trong tù giữa Va-ren và Phan Bội Châu
- Phần 3 (còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu đối với Va-ren qua lời của các nhân chứng
4. Giá trị nội dung
“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai thế lực xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc bấy giờ. Va-ren: với tính cách gian trá, lố bịch - đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu với ý chí kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả than vì độc lập” - tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
5. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại
- Giọng văn hóm hỉnh nhưng cũng vô cùng sắc sảo,
- Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc (những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm sáng tác…)
- Giới thiệu về văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Lời hứa sẽ chăm sóc Phan Bội Châu của Va-ren.
- Lời hứa của Va-ren: Va-ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu
⇒ Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự lố bịch, hài hước
- Thực chất lời hứa đó chỉ là: ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ngài yên vị thật xong xuôi bên ấy đã.
⇒ Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định địa vị, công việc của mình.
- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao
⇒ Tác giả sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, qua đó cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt của tác giả.
2. Cuộc gặp gỡ trong tù giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
- Cách giới thiệu về hai nhân vật của tác giả có sự đối lập, tương phản rõ rệt, qua đó làm nổi bật tính cách của mỗi nhân vật:
+ Đối với nhân vật Va-ren: người phản bội giai cấp vô sản Pháp, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, rường bỏ giai cấp mình.
⇒ Cho thấy đây là một kẻ phản bội, đê hèn.
+ Phan Bội Châu: hi sinh cả gia đình và của cải để không nhìn thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, bị bọn thực dân nhử vào muôn cạm bẫy, bị kết án tử hình vắng mặt…
⇒ Cho thấy ông là một người tù, một người chiến sĩ, một nhà cách mạng vĩ đại.
- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:
+ Va-ren: độc thoại một mình: tuyên bố thả Phan Bội Châu với điều kiện ông phải trung thành, hợp lực cộng tác với Pháp, khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng chung, bắt tay với Va-ren.
⇒ Va-ren là một tên bịp bợm, xảo trá
+ Phan Bội Châu chỉ có hành động duy nhất là im lặng.
3. Thái độ của Phan Bội Châu
- Im lặng, dửng dưng trước những lời nói của Va-ren
- Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và điều này chỉ diễn ra một lần
- Mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua.
⇒ Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lĩnh, không chịu khuất phục của người tù cách mạng
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
+ Về mặt giá trị nội dung: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.
+ Nghệ thuật: đối lập, tương phản, giọng văn sâu sắc, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu…
Bài trước: Phân tích tác phẩm: Sống chết mặc bay Bài tiếp: Phân tích tác phẩm: Ca Huế trên sông Hương