Treo biển
I. Vài nét về tác phẩm: Treo biển
1. Tóm tắt
Một cửa hàng bán cá có treo một cái biển ghi “Ở đây có bán cá tươi”. Mỗi khi nghe người đi qua bình phẩm thì chủ cửa hàng lại bỏ bớt đi một hoặc hai chữ. Dần dần trên biển chỉ còn lại chữ “Cá”, vậy mà vẫn còn có người muốn góp ý. Cuối cùng cửa hàng đã cất luôn tấm biển đi.
2. Bố cục chia làm 2 phần
- Phần 1: từ đầu đến “có bán cá tươi”: Chủ cửa hàng bán cá treo biển bán cá tươi
- Phần 2: còn lại: Người qua đường góp ý kiến và phản ứng của chủ cửa hàng
3. Giá trị nội dung
Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá khi nghe ai “góp ý” về cái biển quảng cáo cũng đều làm theo, truyện tạo nên tình huống hài hước mang đến tiếng cười vui vẻ, nhưng lại có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người làm việc mà thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ lưỡng khi nghe những ý kiến của người khác
4. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện thú vị, hấp dẫn
- Kết thúc độc đáo và bất ngờ
- Sử dụng các nhiều yếu tố hài hước mang đến tiếng cười
II. Phân tích văn bản Treo biển
I. Mở bài
- Sơ lược về thể loại truyện cười (khái niệm, đặc trưng và phân loại)
- Sơ lược về truyện cười “treo biển” (tóm tắt, nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Chủ cửa hàng treo biển bán cá tươi
- Tấm biển có ghi “Ở đây có bán cá tươi” của chủ cửa hàng đã có đầy đủ thông tin cần thiết của một tấm biển quảng cáo:
+ Địa điểm: ở đây
+ Hoạt động của cửa hàng là bán
+ Loại mặt hàng rao bán: cá
+ Chất lượng của mặt hàng: tươi
2. Các ý kiến đóng góp và phản ứng của chủ cửa hàng
- Các ý kiến góp ý:
+ Ý kiến thứ nhất là bỏ đi chữ “tươi”
+ Ý kiến thứ hai là bỏ đi chữ “ở đây”
+ Ý kiến thứ ba là bỏ đi chữ “có bán”
+ Ý kiến thứ tư là bỏ đi chữ “cá”
→ Những ý kiến này tuy có khác nhau về mặt nội dung nhưng đã cho thấy cách đánh giá chủ quan, phiến diện của người đó
- Hành động của chủ cửa hàng:
+ Ai góp ý thì cũng thay đổi chữ trên biển giống với lời góp ý
+ Cất luôn tấm biển
→ Không biết đánh giá, không có chính kiến và tiếp thu ý kiến một cách có chọn lọc
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: phê phán nhẹ nhàng những người làm việc mà không chủ kiến, không suy xét kĩ lưỡng khi nghe những lời góp ý từ người khác
+ Nghệ thuật: cách tạo tình huống truyện rất hấp dẫn, thú vị, kết thúc cũng rất bất ngờ, sử dụng nhiều yếu tố hài hước…
- Bài học rút ra cho bản thân: cần phải có suy nghĩ, chính kiến của bản thân mình…
Bài trước: Thể loại Truyện cười Bài tiếp: Lợn cưới, áo mới