Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Hồ Nguyên Trừng sinh năm 1374, mất năm 1446, là con trai trưởng của cụ Hồ Quý Ly
- Hồ Nguyên Trừng từng là một trong những người hăng hái tham gia chống giặc Minh xâm lược. Ông bị giặc Minh bắt và giải về Trung Quốc
- Nhờ có tài chế tạo vũ khí nên ông đã được làm quan lớn trong triều nhà Minh cho đến chức Thượng thư
- Ông qua đời trên đất Trung Quốc
II. Vài nét về tác phẩm: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
1. Xuất xứ
Văn bản được trích từ thiên thứ 8 của tập “Nam Ông mộng lục”. Tác phẩm được tác giả sáng tác trong thời gian còn ở Trung Quốc
2. Tóm tắt
Ông Phạm Bân vốn thông thuộc nghề y, làm đến chức Thái y lệnh, phụng sự của vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc đi mua các loại thuốc tốt và tích trữ lúa gạo để giúp đỡ người nghèo. Một hôm có một người dân đến xin ông chữa bệnh cho người thân đang bị bệnh nguy kịch. Đúng lúc đó sứ giả cũng đến để triệu ông vào cung vua chữa bệnh cho một quí nhân đang bị sốt. Thấy bệnh của quí nhân không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người dân nguy kịch trước, sau đó mới đến bày tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu ý của ông, vua từ quở trách mà chuyển sang hết lời khen ngợi ông.
3. Bố cục chia làm 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “người đương thời trọng vọng”: Sơ lược lai lịch của vị Thái y lệnh Phạm Bân
- Phần 2: tiếp đó đến “lòng ta mong mỏi”: Phạm Bân kháng lệnh vua để đi cứu giúp người bệnh nguy kịch trước
- Phần 3: còn lại: Hạnh phúc chân chính của vị lương y Phạm Bân
4. Giá trị nội dung
Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” nhằm ca ngợi phẩm chất lương thiện, cao quý của vị Thái y lệnh Phạm Bân: không chỉ có tài chữa bệnh mà còn là người có tấm lòng thương yêu người dân, không sợ vua khiển trách, không sợ mang vạ vào thân, đề cao tính mệnh con người lên hàng đầu.
5. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện rất đơn giản và có diễn biến theo tình tiết truyện
- Tình huống kịch tính và hấp dẫn
- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật hết sức tự nhiên, sắc sảo và giàu cảm xúc
III. Phân tích văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
I. Mở bài
- Khái quát về truyện trung đại (khái niệm, thời điểm ra đời, đặc trưng của thể loại…)
- Tóm tắt tiểu sử tác giả Hồ Nguyên Trừng
- Giới thiệu văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” (tóm tắt, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Giới thiệu về vị Thái y lệnh họ Phạm
- Lai lịch: cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, mang họ Phạm, tên húy là Bân
- Chức vụ: giữ chức Thái y lệnh chuyên phụng sự vua Trần Anh Vương
- Hành động y đức:
+ Mua các loại thuốc tốt, tích trữ lúa gạo, giúp kẻ bệnh tật, khó khăn
+ Bệnh nhân bị dầm dề máu mủ ông cũng không hề né tránh
+ Giúp đỡ người khốn cùng, cứu sống nhiều mạng người
→ Một vị lương y tận tụy vì người bệnh, được người đời ca tụng
2. Phạm Bân kháng lệnh vua để cứu người bệnh nguy cấp trước
- Tình huống: có hai người bệnh là người đàn bà đang bệnh nguy kịch và bậc quý nhân bị sốt
→ Tình huống gay cấn khiến nhân vật phải đưa ta lựa chọn
- Lựa chọn của vị Thái y lệnh:
+ Chữa bệnh cho người dân thường đang nguy kịch trước:
● Làm trái với phận làm tôi
● Tính mạng của ông bị đe dọa
+ Tội xin chịu tội
→ Cứng cỏi, có trí tuệ, không sợ uy quyền, không sợ hi sinh
→ Phẩm chất của vị Thái y lệnh: người có chuyên môn giỏi, nhân đức, thương yêu người bệnh như người thân, không phân biệt giàu nghèo, không vì quyền uy mà coi thường mạng sống
3. Hạnh phúc chân chính của vị lương y họ Phạm
- Con cháu Phạm Bân đều thành đạt, vinh hiển
- Sự ca tựng của người đời.
→ Bản lĩnh và phẩm chất của người lương y, trong đó có tấm lòng nhân ái và trí tuệ
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản
+ Giá trị nội dung: ngợi ca phẩm chất cao quý của Phạm Bân: không chỉ là người có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là người có phẩm chát cao quý, có lòng thương yêu người bệnh, không sợ mang vạ vào thân, không sợ quyền uy.
+ Giá trị nghệ thuật: cốt truyện đơn giản, tình huống truyện kịch tính, ngôn ngữ đối thoại rất tự nhiên…
Bài trước: Mẹ hiền dạy con Bài tiếp: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)