Trang chủ > Lớp 6 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6 > Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

- An-phông-xơ Đô-đê sinh năm 1840, mất năm 1897, là một nhà văn người Pháp

- Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Những cuộc phiêu liêu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong, Một thời niên thiếu…

II. Vài nét về tác phẩm: Buổi học cuối cùng (Câu chuyện của một em bé người An-dát)

1. Bối cảnh của tác phẩm

Truyện “Buổi học cuối cùng” được lấy bối cảnh từ một biến cố trong lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp bại trận, hai vùng Lo-ren và An-dát bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học trong hai vùng này bắt buộc phải học tiếng Đức. Truyện viết về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp tại một ngôi trường làng thuộc vùng An-dát

2. Tóm tắt

Chuyện kể về một buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong một ngôi trường ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò tên là Phrăng. Sáng ngày hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và cảm thấy ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác so với những ngày thường. Cậu bé cảm thấy choáng váng khi nghe thầy Ha-men cho biết ngày hôm đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu cảm thấy tiếc nuối và rất ân hận vì từ trước đến giờ đã bỏ phí thời gian, đã bỏ học đi chơi và buổi sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đi học. Trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng đó, không khí trong lớp thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã chia sẻ những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài rất say sưa cho tới khi đồng hồ đã điểm 12 giờ. Buổi học kết thúc, thầy giáo nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết mấy chữ thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

3. Bố cục chia làm 3 phần

- Phần 1: từ đầu đến “vắng mặt con”: Quang cảnh từ nhà đến trường và cảnh ở trường trước buổi học tiếng Pháp cuối cùng qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2: tiếp đó đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Diễn biến buổi học tiếng Pháp cuối cùng và tâm trạng của mọi người

- Phần 3: còn lại: Kết thúc buổi học tiếng Pháp cuối cùng

4. Giá trị nội dung

Qua câu chuyện "Buổi học cuối cùng", đã tả về một buổi học đầy cảm xúc của một lớp học tại vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, hình ảnh thầy Ha-men cảm động khi chia sẻ về tiếng Pháp, truyện đã thể hiện tinh thần yêu nước trong một biểu hiện cụ thể, đó là tình yêu, là tiếng nói của dân tộc, từ đó đã nêu lên chân lý: “Khi một dân tộc bị rơi vào cảnh nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình thì chẳng khác gì họ đã nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

5. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả các nhân vật qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ và tâm trạng

- Ngôi kể thứ nhất khiến câu chuyện trở nên sinh động hơn, chân thực hơn, hấp dẫn hơn

- Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành và giàu cảm xúc

III. Phân tích tác phẩm: Buổi học cuối cùng

I. Mở bài

- Sơ lược về tác giả An-phông-xơ Đô-đê

- Tóm tắt về văn bản “Buổi học cuối cùng” (bối cảnh của câu truyện, tóm tắt truyện, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Quang cảnh trên đường đi đến trường và ở trường học trước buổi học cuối cùng qua sự quan sát của Phrăng

- Tâm trạng của cậu bé Phrăng trước buổi học: thoáng ý nghĩ bỏ học để rong chơi ngoài đồng nội nhưng rồi đã quyết định đi học, rồi chú bé ba chân bốn cẳng chạy tới trường

- Quang cảnh trường trước khi buổi học bắt đầu:

+ Có nhiều người đứng xem bảng dán cáo thị

+ Trường học không ồn ào như những ngày bình thường mà trở nên “bình lặng”

+ Không khí trong lớp học cũng rất trang trọng, thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy không giận dữ như trước mà rất dịu dàng

+ Lớp học có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và nhiều người dân làng ngồi trong lớp

→ Ngạc nhiên vì những điều khác lạ so với ngày thường

2. Diễn biến buổi học tiếng Pháp cuối cùng và tâm trạng của mọi người

a) Cậu bé Phrăng

- Khi biết được đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng

+ Sững sờ, choáng váng, bất ngờ và rất xúc động

+ Cảm thấy tiếc nuối vì sự lười biếng học tập và chỉ thích vui chơi

+ Ân hận khi không học thuộc bài

- Khi thầy giáo giảng:

+ Chăm chú lắng nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu (trước đây thấy rất phức tạp, khó hiểu, rắc rối)

+ Thấy yêu thầy và biết ơn thầy

+ Nhớ mãi buổi học tiếng Pháp cuối cùng này

→ Phrăng hiểu được giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học tiếng mẹ đẻ, được yêu tiếng nói chung của dân tộc và xét cho cùng đó cũng là biểu hiện của lòng yêu nước

b) Thầy Ha-men

- Thái độ đối với học sinh:

+ Không giận dữ, không trách phạt mà chỉ dịu dàng nhắc nhở

+ Nhiệt tình giảng bài như muốn đem hết những hết hiểu biết của mình cho học sinh

- Tâm niệm của học trò: “Khi một đất nước rơi vào cảnh nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói mẹ đẻ của dân tộc thì chẳng khác gì đang nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

→ Khẳng định sức mạnh đoàn kết to lớn của dân tộc, sức sống của dân tộc nằm ở tiếng nói chung– đó là biểu hiện của tinh thần yêu nước

c) Các nhân vật khác trong truyện

- Cụ Hô-de cầm cuốn sách vỡ lòng lên bằng hai tay, đánh vần từng chữ theo bọn trẻ con, giọng đọc thì run run vì xúc động

3. Cảnh kết thúc buổi học

- Âm thanh: tiếng chuông nhà thờ đã điểm mười hai giờ, tiếng kèn của quân lính Phổ đi tập về

- Thầy Ha-men đứng trên bục giảng với mặt tái nhợt, nói giọng nghẹn ngào, không nói hết câu được

- Thầy Ha-men khuyên mọi người hãy giữ gìn tiếng nói của dân tộc và yêu đất nước mình

- Cầm một viên phấn, hết sức dằn mạnh, viết thật to mấy chữ lên bảng “Nước Pháp muôn năm”

→ Thầy Ha-men là người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và ý thức giữ gìn tiếng nói mẹ đẻ của đất nước

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:

+ Giá trị nội dung: truyện đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc trong một biểu hiện cụ thể đó là tình yêu tiếng nói của dân tộc, đồng thời cũng đã nêu lên một chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào cảnh nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình thì chẳng khác gì họ đã nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

+ Nghệ thuật: miêu tả nhân vật theo hành động, cảm xúc, ngôi kể thứ nhất,..

- Bài học rút ra cho bản thân: tình yêu đất nước, giữu gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng nói dân tộc…