Trang chủ > Lớp 6 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6 > Lợn cưới, áo mới

Lợn cưới, áo mới

I. Vài nét về tác phẩm: Lợn cưới, áo mới

1. Tóm tắt

Hai anh chàng có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì đang vội đi tìm con lợn bị sổng nhưng vẫn tranh thủ khoe “lợn cưới” (con lợn để làm cỗ cưới), còn anh chàng kia thì vẫn bình tĩnh khoe luôn cái áo mới mặc từ sáng.

2. Giá trị nội dung

Truyện “Lợn cưới, áo mới” nhằm chê giễu, phê phán những con người có tính hay khoe khoang, đây là một tính xấu khá phổ biến trong xã hội

3. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện xúc tích, ngắn gọn

- Sử dụng các yếu tố hài hước gây cười

II. Phân tích văn bản Lợn cưới, áo mới

I. Mở bài

- Sơ lược về thể loại truyện cười (khái niệm, điểm đặc trưng, phân loại truyện cười…)

- Sơ lược về truyện “Lợn cưới, áo mới” (tóm tắt, nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Những vật được chủ nhân đưa ra khoe

- Con lợn cưới

- Chiếc áo mới

→ Là những thứ gần gũi, bình dị và hết sức bình thường trong cuộc sống hằng ngày

→ Hài hước, lố bịch

2. Cách khoe của của hai anh chàng thích khoe khoang

- Anh có con lợn cưới:

+ Tất tưởi chạy khắp nơi tìm lợn

+ Hỏi to “Anh có thấy con lợn cưới của tôi nó chạy qua đây không? ”

+ Mục đích: khoe của, khoe lợn

- Anh có chiếc áo mới:

+ Đứng chờ ở cửa để đợi người đi qua khen

+ Giơ cái vạt áo ra và nói “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi không nhìn thấy con lợn nào chạy qua đây cả! ”

→ Điệu bộ tức cười, lố bịch, câu trả lời thừa hẳn một vế

III. Kết bài

- Nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Giá trị nội dung: phê phán và chế giễu những người có tính khoe của, một tính xấu rất phổ biến trong xã hội Việt Nam

+ Giá trị nghệ thuật: cách kể chuyện xúc tích, sử dụng nhiều yếu tố hài hước mang đến tiếng cười…