Cô Tô (Nguyễn Tuân)
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội
- Ông là một nhà văn nổi tiếng với sở trường về thể thùy bút và kí
- Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật vào năm 1996
- Phong cách sáng tác: tác phẩm của Nguyễn Tuân có phong cách độc đáo, thể hiện sự tài hoa, vốn hiểu biết phong phú về nhiều mặt, ngoài ra còn thể hiện vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện của tác giả
II. Vài nét về tác phẩm: Cô Tô
1. Xuất xứ
Bài văn “Cô Tô” thuộc phần cuối của bài kí Cô Tô – là một tác phẩm ghi lại những ấn tượng của tác giả về cảnh thiên nhiên, con người lao động tại vùng đảo Cô Tô mà nhà văn đã được chứng kiến trong một chuyến ra thăm đảo
2. Bố cục chia 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “lớn lên theo mùa sóng ở đây”: Cảnh thiên nhiên ở Cô Tô sau cơn bão
- Phần 2: tiếp đó đến “là là nhịp cánh…”: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
- Phần 3: còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng của người dân trên đảo Cô Tô
3. Giá trị nội dung
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của người dân tại vùng đảo Cô Tô hiện lên thật tươi đẹp và trong sáng. Bài văn đã cho ta hiểu biết thêm về một địa danh của Tổ quốc, đó là quần đảo Cô Tô
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ độc đáo, điêu luyện
- Miêu tả một cách chính xác, tinh tế và giàu hình ảnh, cảm xúc
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, …
III. Phân tích bài văn: Cô Tô
I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân (những thông tin chính về tác giả, phong cách sáng tác, …)
- Sơ lược về bài văn “Cô Tô” (xuất xứ, nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật, …)
II. Thân bài
1. Cảnh thiên nhiên ở Cô Tô sau cơn bão
- Vị trí quan sát là ở nóc đồn
- Cảnh vật sau cơn bão:
+ Một ngày mới trong trẻo và sáng sủa
+ Cây trên núi đảo trông càng thêm xanh mượt
+ Nước biển có màu lam biếc đậm đà hơn
+ Cát có màu vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
→ Các hình ảnh được chọn lọc kỹ lưỡng, đặc sắc, tiêu biểu và kết hợp với hàng loạt tính từ để gợi tả
→ Cảnh vật Cô Tô hiện lên một cách trong trẻo, tinh khiết và tràn trề sức sống sau cơn bão
2. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư nhô lên sát mép nước
- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:
+ Chân trời, ngấn bể sạch bong như tấm kính vừa lau hết mây bụi
+ Mặt trời dần dần nhú lên
+ Tròn trĩnh, phúc hậu giống như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Qủa trứng có màu hồng hào... nước biển cũng ửng hồng
+ Giống hệt một mâm lễ phẩm
→ Nghệ thuật sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, phép so sánh
→ Hình ảnh mặt trời mọc trên biển rực rỡ, huy hoàng qua tài quan sát tinh tế của tác giả. Cảnh mặt trời mọc ở đảo Cô Tô đã được làm nổi bật trong cảnh giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
3. Cảnh sinh hoạt vào mỗi buổi sáng của người dân trên đảo Cô Tô
- Xung quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
- Chỗ bãi đá: nhiều thuyền của hợp tác xã quy tụ về đây đang đang mở nắp sạp...
- Thùng và cong và gánh thay nhau đi đi về về.
→ Cảnh người dân lao động trên đảo khẩn trương, tấp nập.
- Đó là một cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con rất hiền lành.
→ Tác giả đã bộ lộ cảm xúc của mình với con người và cảnh vật nơi đây, đồng thời thể hiện tình yêu đảo Cô Tô
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài văn:
+ Giá trị nội dung: Cảnh thiên nhiên và cách sinh hoạt của người dân trên vùng đảo Cô Tô đã được tác giả tái hiện một cách trong sáng và tươi đẹp. Bài văn đã cho ta thêm hiểu biết về vùng đảo Cô Tô.
+ Giá trị nghệ thuật: từ ngữ thể hiện sự chính xác, điêu luyện và giàu hình ảnh, so sánh, …
- Cảm nhận của bản thân
Bài trước: Mưa (Trần Đăng Khoa) Bài tiếp: Cây tre Việt Nam (Thép Mới)