Lao xao (Duy Khán)
- Duy Khán sinh năm 1934, mất năm 1993, quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
- Các sáng tác của ông: Tuổi thơ im lặng (là một tập hồi kí tự truyện) – thông qua những hồi tưởng về những kỉ niệm của thời thơ ấu, tác giả tái hiện lại những nét chấm phá về đời sống sinh hoạt tại làng quê thuở trước trong bức tranh về con người, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt đời thường, đồ vật.
- Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả và nhân dân Xô viết trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách gay gắt trong cuộc chiến tranh bảo vệ quốc. Ngoài ra, bài văn cũng đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu chỉ là lòng yêu những thứ tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, tình yêu thôn xóm, yêu miền quê đã lớn lên thành lòng yêu Tổ quốc
II. Vài nét về tác phẩm: Lao xao
1. Xuất xứ
Bài “Lao xao” được trích trong tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của tác giả Duy Khán, tác phẩm đã giành giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987
2. Bố cục chia 2 phần
- Phần 1: từ đầu đến “râm ran”: Cảnh làng quê vào hè
- Phần 2: còn lại: Thế giới về các loài chim
3. Giá trị nội dung
Bằng cái nhìn và sự quan sát tinh tế, vốn hiểu biết rộng và phong phú và tình yêu dành cho thiên nhiên, quê hương của tác giả. Bài văn đã vẽ nên những bức tranh sinh động, cụ thể, nhiều màu sắc về thế giới của muôn loài chim ở đồng quê
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng nhiều từ láy
- Nghệ thuật so sánh và nhân hóa
- Miêu tả cụ thể, chi tiết và độc đáo
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tả và kể
- Sử dụng chất liệu dân gian
III. Phân tích văn bản: Lao xao
I. Mở bài
- Tóm tắt tiểu sử về tác giả Duy Khán
- Khái quát về văn bản “Lao xao” (xuất xứ, nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật, …)
II. Thân bài
1. Cảnh làng quê vào hè
- Cây cối tốt um tùm
- Hoa lan bung nở trắng xóa
- Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ
- Hoa móng rồng bụ bẫm có mùi thơm như mùi mít chín
- Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật tranh giành nhau để hút mật hoa
- Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao
→ Nghệ thuật nhân hóa
→ Tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động và tràn đầy màu sắc
2. Thế giới về các loài chim
- Nhóm chim hiền:
+ Chim sáo (sáo đen và sáo sậu): đậu trên lưng trâu và cất tiếng hót mà mừng được mùa
+ Chim tu hú: báo hiệu mùa tu hú chín
+ Chim ngói:
+ Chim nhạn: kêu “chéc chéc”
- Nhóm chim ác:
+ Diều hâu: mũi khoằm khoằm, đánh hơi gà con và xác chết rất nhanh. Nó lao nhanh như mũi tên xuống, cắp được con gà rồi lao vút lên tận mây xanh, vừa lượn vừa ăn con mồi
+ Quạ: rình bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn
+ Chim cắt: cánh nhọn hoắt như mũi dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau thường xỉa bằng cánh, vút đi vụt lại như quỷ
- Chim trị ác: loài chim chèo bẻo
+ Hình dáng: trông như những mũi tên màu đen hình đuôi cá
+ Hành động: lao tới đánh diều hâu túi bụi, vây tứ phía đánh quạ, cả đàn cùng lao vào đánh chim cắt để cứu đồng loại, …
→ Các loài chim được miêu tả một cách chi tiết, chính xác, cụ thể và rất sinh động. Qua đó đã thể hiện được cái nhìn tinh tế của tác giả và thái độ của người dân đối với các loài chim được nhắc tới trong bài
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:
+ Giá trị nội dung: Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, vốn hiểu biết rộng và phong phú và tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả, bài văn đã tái hiện những bức tranh cụ thể, sống động, nhiều màu sắc về thế giới của các loài chim ở đồng quê
+ Giá trị nghệ thuật: từ láy, nhân hóa, kết hợp giữa tả và kể, chất liệu ngôn từ dân gian,..
- Cảm nhận của bản thân về tác phẩm: hấp dẫn, độc đáo, giúp ta hiểu hơn về thế giới các loài chim, …
Bài trước: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) Bài tiếp: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan)