Thầy bói xem voi
Xem thêm:
I. Vài nét về tác phẩm: Thầy bói xem voi
1. Tóm tắt
Năm ông thầy bói mù rủ nhau đi để xem con voi có hình thù như thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận khác nhau của voi. Ông sờ vòi thì bảo con voi sun sun như một con đỉa; ông sờ ngà thì bảo con voi chần chẫn như cây đòn càn; ông sờ tai thì bảo con voi có hình dạng như cái quạt thóc; ông sờ chân thì nói con voi có hình dạng như cái cột đình; ông sờ đuôi thì bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm ông thầy bói cãi nhau rồi đánh nhau đến toác đầu chảy máu.
2. Bố cục chia làm 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”: Hoàn cảnh các thầy bói xem voi
- Phần 2: tiếp theo đến “như cái chổi sể cùn”: Các thầy bói sờ vào các bộ phận của con voi và phán về voi
- Phần 3: còn lại: Kết quả của việc xem voi
3. Giá trị nội dung
Từ câu chuyện "Thầy bói xem voi", chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói bị mù. Qua câu truyện này đã đưa ra lời khuyên rằng: muốn biết sự vật hay sự việc nào đó thì phải xem xét chúng một cách toàn diện nhất.
4. Giá trị nghệ thuật
- Đưa ra bài giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại rất sâu sắc
- Dùng cách đối thoại, tạo ra tiếng cười kín đáo, và hài hước
- Dùng cách nói phóng đại
- Các sự việc được lặp lại
II. Phân tích văn bản Thầy bói xem voi
I. Mở bài
- Tóm tắt về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, nêu điểm đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Tóm tắt “Thầy bói xem voi” (tóm tắt, nêu lên giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh các thầy bói xem voi
- Hoàn cảnh: nhân một buổi ế hàng, ngồi tán gẫu cùng nhau
- Đặc điểm:
+ Tất cả đều bị mù
+ Chưa biết hình thù con voi như thế nào
- Cách xem voi:
+ Dùng tay để sờ vào ác bộ phận
+ Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi
→ Cách mở đầu ngắn gọn nhưng vô cùng hấp dẫn
2. Các thầy bói xem và phán về con voi
- Phán về hình thù của con voi:
+ Thầy sờ voi thì cho rằng con voi sun sun như con đỉa
+ Thầy sờ ngà thì cho rằng con voi chần chẫn như cái đòn càn
+ Thầy sờ tai thì cho rằng con voi bè bè như cái quạt thóc
+ Thầy sờ chân thì cho rằng con voi sừng sững như cái cột đình
+ Thầy sờ đuôi thì cho rằng con voi tùn tũn như cái chổi sể cùn
→ Mỗi thầy chỉ nói đúng được một bộ phận nhưng tổng thể về con voi thì chưa chính xác
- Thái độ của các thầy bói mù khi phán:
+ Bảo thủ, phiến diện và chủ quan
+ Không đồng tình với quan điểm của người khác, khẳng định quan điểm của chính mình, luôn cho rằng quan điểm của mình là đúng
→ Phương pháp nhận thức sai lầm
3. Kết quả của việc thầy bói xem voi
- Không ai chịu nghe ai, ai cũng cho rằng mình đúng
- Xô xát, đánh nhau đến toác đầu chảy máu
→ Nghệ thuật phóng đại để tạo tiếng cười, làm nổi bật lên cái sai, lí sự của các thầy bói
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:
+ Giá trị nội dung: Từ câu chuyện "Thầy bói xem voi", chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi của năm ông thầy bói bị mù. Qua câu truyện cũng khuyên người ta: muốn hiểu biết một cách chân thực sự vật hay sự việc nào đó thì cần phải xem xét chúng một cách toàn diện
+ Giá trị nghệ thuật: phóng đại, dùng cách đối thoại để mang đến tiếng cười kín đáo…
- Bài học rút ra cho bản thân: muốn đánh giá một sự vật hay sự việc nào đó thì cần phải xem xét sự vật, sự việc đó một cách toàn diện, phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác…
Bài trước: Ếch ngồi đáy giếng Bài tiếp: Đeo nhạc cho mèo