Thạch Sanh
Xem thêm:
I. Vài nét về tác phẩm: Thạch Sanh
1. Tóm tắt
Thạch Sanh là một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi một mình trong túp lều dưới gốc cây đa, gia tài duy nhất của chàng là một lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên Lý Thông lân la ngỏ ý muốn kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống chung với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh rất to và hung dữ, mỗi năm người dân trong vùng phải nộp một người để nó ăn thịt. Lần này tới phiên Lý Thông, hắn đã nói lừa để Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh cầm búa giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng rằng chằn tinh của vua và khuyên chàng đi trốn rồi cướp công của chàng. Trong ngày hội nhà vua kén rể cho công chúa. Công chúa bị một con đại bàng cắp đi. Thạch Sanh trông thấy con đại bàng cắp người bay ngang qua thì thì bắn nó. Thạch Sanh lần theo dấu máu thì tìm được công chúa và cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa âm mưu cướp công của Thạch Sanh. Lý Thông lấp miệng hang nhốt Thạch Sach dưới hang. Thạch Sanh giết chết đại bàng và cứu công chúa con vua Thủy Tề, chàng được tặng rất nhiều vàng bạc nhưng đều từ chối. Chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa. Hồn của chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh nên khiến chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục Thạch Sanh lôi đàn ra gẩy và kể về nỗi oan của mình. Lý Thông bị vua trừng trị, Thạch Sanh được gả công chúa cho. Các nước chư hầu mang quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy thì 18 nước chư hầu đều xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi quân lính. Quân sĩ coi thường cái nồi cơm bé. Nhưng càng ăn càng không hết, họ hết lòng kính phục rồi rút quân về nước.
2. Bố cục chia là 3 phần
- Phần 1: từ đầu... đến... “mọi phép thần thông”: Kể về sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh
- Phần 2: tiếp theo... đến... “hóa kiếp thành bọ hung”: Những thử thách, bị vu oan và chiến công của Thạch Sanh
- Phần 3: còn lại: Thạch Sanh cưới được công chúa, được vua truyền ngôi và dẹp yên 18 quân chư hầu
3. Giá trị nội dung
Thạch Sanh là một truyện cổ tích về người dùng sĩ có sức khỏe phi thường đã tiêu diệt chằn tinh, diệt đại bàng để cứu người bị hại, vạch mặt kẻ xấu, chiến đấu chống quân xâm lược. Truyện "Thạch Sanh" đã thể hiện ước mơ, niềm tin về những con người chân chính, công lí xã hội, lý tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của người dân.
4. Giá trị nghệ thuật
- Truyện sử dụng các chi tiết thần kỳ, kì ảo, độc đáo nhưng giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của chàng Thạch Sanh, cung tên bằng vàng, cây đàn thần, nồi cơm thần…)
- Xây dựng hai tuyến nhân vật xấu tốt đối lập nhau
II. Phân tích văn bản Thạch Sanh
I. Mở bài
- Sơ lược về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, nêu các kiểu nhân vật phổ biến, có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…)
- Sơ lược về truyện cổ tích “Thạch Sanh” (tóm tắt, tìm giá trị nội dung và nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh
- Là thái tử con trai của Ngọc Hoàng
- Được mẹ mang thai nhiều năm
- Mồ côi cha từ bé, lớn lên bằng nghề kiểm củi và không lâu sau thì mẹ qua đời
- Được thần dạy cho nhiều món võ nghệ và tài giỏi
→ Vừa bình thường nhưng cũng khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con trai của một người nông dân, sống cuộc sống nghèo khổ bằng nghề đốn củi. Khác thường ở chỗ là Thạch Sanh là con trai của Ngọc Hoàng, được mẹ mang thai nhiều năm, được thần chỉ dạy võ nghệ tinh thông
→ Thể hiện niềm tin và ước mơ của con người là người bình thường cũng có tài năng hơn người.
2. Những thử thách, nỗi oan và chiến công của Thạch Sanh
- Thạch Sạch bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang nơi có chằn tinh để thế mạng. Tiêu diệt được chằn tinh, nhặt được chiếc cung tên bằng vàng, bị Lý Thông cướp công.
- Xuống hang cứu công chúa nhưng lại bị Lý Thông lấp cửa hang rồi cướp công cứu công chúa
- Giết đại bàng, cứu được con gái vua Thủy tề, được tặng một cây đàn thần
- Bị hồn đại bàng và chằn tinh báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt nhốt vào ngục.
+ Tự giải oan cho mình
+ Kể lại mọi chuyện một cách thật thà
→ Thạch Sanh được giải oan. Vua giao cho Thạch Sanh quyên xét xử hai mẹ con Lý Thông nhưng là người nhân từ nên chàng không giết mà tha cho mẹ con họ về quê làm ăn. Nhưng mẹ con Lý Thông đã bị sét đánh chết khi đang đi trên đường về quê, và hóa thành con bọ hung. Điều này đã cho thấy quan niệm sống của nhân dân ta là ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
→ Thạch Sanh là một chàng trai có sức mạnh phi thường, dũng cảm, thật thà, chất phác và bao dung.
3. Thạch Sanh được vua gả công chúa, lên ngôi vua và dẹp yên quân chư hầu
- Thạch Sanh được nhà vua gả con gái, lễ cưới của họ được tổ chức tưng bừng nhất kinh kì
- Hoàng tử bị công chúa từ hôn nên nổi giận, dấy động binh lính mười tám nước chư hầu sang đánh
- Thạch Sanh một mình cầm cây đàn thần ra trước quân giặc các nước chư hầu, tiếng đàn thần của chàng đã khiến binh lính phải cúi đầu xin hàng. Chàng dọn cơm thết đãi quân thua trận
- Thạch Sanh lên làm vua
III. Kết bài
- Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:
+ Giá trị nội dung: Truyện "Thạch Sanh" đã thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ luôn chiến thắng, chính nghĩa thắng gian tà... mong một cuộc sống hòa bình
+ Giá trị nghệ thuật: sử dụng các chi tiết thần kì, hoang đường, xây dựng hai tuyến nhân vật thiện ác tương phản, đối lập nhau
- Bài học rút ra cho bản thân: tin tưởng vào cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác, biết nhận diện cái xấu, cái ác….
Bài trước: Sọ Dừa Bài tiếp: Em bé thông minh