Sự tích Hồ Gươm
Xem thêm:
I. Đôi nét về tác phẩm: Sự tích hồ Gươm
1. Tóm tắt
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi đã đứng lên dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn và được Đức Long Quân cho mượn một thanh gươm thần đi giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều nhặt một lưỡi gươm. Không lâu sau, Lê Lợi bị truy giặc đuổi, chạy vào rừng thì trông thấy cây gươm nạm ngọc, liền cầm lên tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, lúc đó mới hay đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, dẹp yên giặc Minh. Một năm sau, Lê Lợi đang đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng đến đòi lại gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1: từ đầu... đến... “một tên giặc nào trên đất nước”): Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh giặc Minh
- Phần 2: còn lại: Lê Lợi trả lại gươm thần
3. Giá trị nội dung
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” nhằm ca ngợi tính thần chính nghĩa, người anh hùng vì nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc nghĩa quân của Lê Lợi trong trận chiến chống giặc Minh xâm lược ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng đã giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Hoàn Kiếm, đồng thời cũng đã thể hiện khát vọng hòa bình của người dân
4. Giá trị nghệ thuật
Sử dụng các chi tiết có tính tưởng tượng, hư cấu nhưng giàu ý nghĩa
II. Phân tích văn bản Sự tích hồ Gươm
I. Mở bài
- Giới thiệu sơ qua về thể loại truyền thuyết (khái niệm thể loại truyền thuyết, khái quát các nét đặc trưng thể loại truyền thuyết…)
- Sơ lược về truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” (tóm tắt lại văn bản, tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Lạc Long Quân đã cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh giặc
- Hoàn cảnh:
+ Giặc Minh xâm lược nước ta, quân lính làm nhiều điều bạo ngược, coi người dân như cỏ rác
+ Nghĩa quân Lam Sơn ban đầu thế lực còn yếu nên nhiều trận bị thua
→ Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần
- Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm:
+ Lê Lợi: là vị chủ tướng, nhặt được một chuôi gươm ở trên ngọn cây đa khi chạy vào một khu rừng
+ Lê Thận: người dân đánh cá ba lần kéo lưới nhặt được một lưỡi gươm
→ Trên lưỡi gươm có khắc hai chữ “Thuận Thiên” nghĩa là thuận theo ý Trời, qua đó đã khẳng đinh tính thần chính nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Đồng thời, việc Lê Lợi nhặt được chiếc chuôi gươm và Lê Thận kéo được lưỡi gươm thần đã cho chúng ta thấy một điều rằng cuộc khởi nghĩa mang tính chất toàn dân
- Kết quả:
+ Nhuệ khí của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng
+ Quân lính xông xáo đi tìm giặc chứ không phải e dè trốn tránh như trước
+ Gươm thần là vật bảo hộ giúp nghĩa quân đánh tràn ra mãi, đến khi không còn bóng quân giặc trên đất nước ta
2. Lê Lợi trả lại gươm
- Thời gian: một năm sau khi đã dẹp yên giặc Minh
- Địa điểm: hồ Tả Vọng
- Nhân vật đòi lại gươm: Rùa Vàng là sứ giả do Đức Long Quân phái đến
- Hoàn cảnh đất nước:
+ Đất nước ta lúc đó đã đánh tan giặc Minh xâm lược
+ Chủ tướng Lê Lợi lên làm vua
→ Ca ngợi tinh thần đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, tinh thần chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Đồng thời, giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm
III. Kết bài
Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Nội dung: ngợi ca tính chất chính nghĩa, tính chất toàn dân và chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi làm chủ tướng ở đầu thế kỉ XV, đồng thời giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm, bên cạnh đó còn thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
+ Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng và kì ảo…
Bài trước: Sơn Tinh, Thủy Tinh Bài tiếp: Truyện Cổ tích