Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
- Đoàn Giỏi sinh năm 1925, mắt năm 1989), là người quê Tiền Giang
- Ông bắt đầu viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
- Tác phẩm của ông thường có đề tài về thiên nhiên, cuộc sống và người dân Nam Bộ
II. Vài nét về tác phẩm: Sông nước Cà Mau
1. Xuất xứ
- Bài văn “Sông nước Cà Mau” (tên bài là do người biên soạn đặt) được trích từ chương XVIII của truyện “Đất rừng phương Nam”
- “Đất rừng phương Nam” được sáng tác năm 1957, là một truyện dài nổi tiếng nhất của tác giả Đoàn Giỏi
2. Tóm tắt
Bài văn đã miêu tả cảnh quan thiên nhiên, vùng sông nước Cà Mau, mảnh đất ở tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây vô cùng rộng lớn, hoang dã nhưng cũng rất hùng vĩ, đặt biệt là những rừng đước và dòng sông. Cảnh chợ Năm Căn độc đáo, trù phú, luôn tấp nập về cảnh sinh hoạt của người dân ở vùng đất ấy.
3. Bố cục chia làm 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”: Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau
- Phần 2: tiếp đó đến “khói sóng ban mai”: Hình ảnh con kênh rạch và con sông Năm Căn
- Phần 3: còn lại: Vẻ đẹp của chợ Năm Căn
4. Giá trị nội dung
Cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hoàng dã và hùng vĩ. Chợ Năm Căn lúc nào cũng tấp nập, độc đáo, trù phú ở vùng đất nằm ở cực nam của Tổ quốc.
5. Giá trị nghệ thuật
- Dùng ngôi kể thứ nhất, chân thực, tự nhiên
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: điệp từ, so sánh …
- Vốn hiểu biết rộng và phong phú của tác giả
- Cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng nhiều giác quan…
III. Phân tích tác phẩm: Sông nước Cà Mau
I. Mở bài
- Sơ lược về tác giả Đoàn Giỏi (tiểu sử, đặc điểm trong sáng tác…)
- Sơ lược về văn bản “Sông nước Cà Mau” (xuất xứ, tóm tắt văn bản, nêu lên giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Cảm nhận chung về cảnh sông nước Cà Mau
- Không gian rất rộng lớn
- Nhiều kênh rạch giăng chi chít như mạng nhện
- Tất cả đều là màu xanh
- Âm thanh rì rào bất tận
- Một màu xanh đơn điệu lặng lẽ
→ Cảm nhận mọi thứ bằng các giác quan, đặc biệt là cảm giác về màu xanh rất đơn điệu, về sự bất tận của các khu rừng qua những câu kể và miêu tả.
→ Sự thích thú, choáng ngợp của tác giả trước quang cảnh thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của vùng sông núi Cà Mau.
2. Cảnh kênh, rạch và con sông Năm Căn
- Tên gọi của các con sông, và các địa danh: không mĩ lệ mà thường dựa theo đặc điểm riêng của từng con sông, ví dụ: rạch Mái Giầm (vì hai bên bờ con rạch có rất nhiều cây mái giầm), kênh Bọ Mắt (vì gần con kênh này tụ tập rất nhiều bọ mắt),…
→ Tự nhiên, hùng vĩ, hoang dã, gần gũi với thiên nhiên, giản dị và rất chất phác
- Con sông Năm Căn:
+ Dù đêm hay ngày thì nước vẫn đổ ra biển như thác
+ Con sông rộng hơn đến cả ngàn thước
+ Cây đước mọc cao ngất trông như hai dãi trường thành
+ Cá bơi hàng đàn đen trũi lúc nhô lên lúc hụp xuống
→ Con sông rộng lớn và rất hùng vĩ
3. Vẻ đẹp của khu chợ Năm Căn
- Quang cảnh: Túp lều bằng lá thô sơ, ngôi nhà hai tầng xây bằng gạch, đống gỗ cao, thuyền chài, thuyền lưới, cột đáy, thuyền buôn, cây cối trù phú, nhà bè vào ban đêm,...
- Sinh hoạt: họp chợ trên sông Năm Căn, mỗi con thuyền đều mang một nét đặc trưng riêng, ...
- Con người: những người Chà Châu Giang, các cô gái Hoa kiều, cụ già người Miên,...
→ Vẻ đẹp độc đáo, trù phú của chợ Năm Căn
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài văn
+ Giá trị nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp vô cùng rộng lớn, hùng vĩ, tràn đầy sức sống hoang dã. Hình ảnh chợ Năm Căn lúc nào cũng tấp nập, trù phú, độc đáo.
+ Giá trị nghệ thuật: dùng ngôi kể thứ nhất, dùng nhiều giác quan để cảm nhận, sử dụng các biện pháp nghệ thuật…
- Cảm nhận của bản thân về vùng sông nước Cà Mau: một vẻ đẹp hấp dẫn và hoang sơ
Bài trước: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) Bài tiếp: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)