Mẹ hiền dạy con
Xem thêm:
I. Vài nét về tác phẩm: Mẹ hiền dạy con
1. Tóm tắt
Thầy Mạnh Tử- lúc còn nhỏ rất hay bắt chước, nên mẹ của ông đã phải chuyển nhà đến ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến nơi gần chợ, sau đó đến gần trường học) để có nơi ở phù hợp với việc học tập của con mình. Mạnh mẫu rất giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng trong việc dạy con cũng rất cương quyết.
2. Bố cục chia làm 2 phần
- Phần 1: từ đầu đến “cắt đứt đi vậy”: Quá trình dạy con của người mẹ
- Phần 2: còn lại: quá trình và kết quả của việc dạy con
3. Giá trị nội dung
- Bà mẹ thầy Mạnh Tử là một tấm gương sáng về tình yêu thương con bao la và đặc biệt là về cách hành xử và dạy con của bà:
+ Tạo cho con có một môi trường sống tốt đẹp nhất
+ Dạy con là người có đạo đức nhưng cũng có chí học hành
+ Thương con nhưng không bao giờ nuông chiều con mà ngược lại rất kiên quyết
- Truyện đã nêu vai trò, sự ảnh hưởng của những người xung quanh và môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của một người
4. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện theo trình tự thời gian
- Có nhiều chi tiết gây xúc động, độc đáo, giàu ý nghĩa
II. Phân tích văn bản Mẹ hiền dạy con
I. Mở bài
- Khái quát về thể loại truyện trung đại (khái niệm, thời điểm ra đời, thể loại này có gì nổi bật, …)
- Giới thiệu về câu truyện “Mẹ hiền dạy con” (tóm tắt truyện, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật, …)
II. Thân bài
1. Quá trình dạy con của người mẹ
a) Dạy con bằng cách chọn nơi ở phù hợp
- Nhà gần nghĩa địa nên Mạnh Tử hay bắt chước việc chôn cất: về nhà đào, chôn, khóc
→ Bà mẹ chuyển nhà ra gần chợ
- Nhà gần chợ: Mạnh Tử về nhà bắt chước chơi trò buôn bán điên đảo
→ Bà mẹ chuyển nhà đến gần trường học
- Nhà gần trường học: Mạnh Tử học tập chăm chỉ và lễ phép
→ Bà mẹ yên lòng, nói “Nơi này là nơi con ta ở được đây”
⇒ Môi trường sống có sức ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển tính cách của một đứa bé
⇒ Trong quá trình hình thành tính cách của mỗi đứa bé thì người mẹ có sự ảnh hưởng khá lớn
b) Dạy con bằng cách cư xử có chừng mực trong cuộc sống hằng ngày
- Nói đùa với con rằng “Người ta giết lợn để lấy thịt cho con ăn đấy” sau đó bà đã hối hận và quyết định sẽ mua thịt lợn về cho con ăn
→ Dạy con không phải thành thật, không được nói dối
- Khi Mạnh Tử trốn học đi chơi: người mẹ cầm con dao cắt đứt tấm vải trên khung dệt
→ Dạy con một cách nghiêm khắc, muốn con trở thành người tốt hơn
2. Kết quả quá trình nuôi dạy con của bà mẹ
Mạnh Tử chăm chỉ học tập, sau này trở thành một bậc hiền tài
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:
+ Giá trị nội dung: đề cao vai trò của người mẹ và sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với người con
+ Nghệ thuật: cốt truyện được kể theo trình tự thời gian, nhiều chi tiết rất độc đáo và giàu ý nghĩa nhân văn…
Bài trước: Con Hổ có nghĩa Bài tiếp: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng