Ếch ngồi đáy giếng
Xem thêm:
I. Vài nét về tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng
1. Tóm tắt truyện
Một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. Nó cứ nghĩ rằng mình là một vị chúa tể, còn bầu trời kia chỉ là chiếc vung. Khi trời mưa to, nước dâng lên đưa ếch ra ngoài. Quen thói huênh hoang khi còn trong giếng, ếch ta bị một con trâu giẫm bẹp.
2. Bố cục chia 2 phần
- Phần 1: từ đầu đến “như một vị chúa tể”: Ếch sống ở trong giếng
- Phần 2: còn lại: Ếch ra thế giới bên ngoài
3. Giá trị nội dung
Từ câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" đã thể hiện cái nhìn của con ếch đối với thế giới bên ngoài qua miệng giếng nhỏ hẹp. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” có ngụ ý phê phán những người chỉ hiểu biết nông cạn nhưng mà huênh hoang, nhằm khuyên nhủ người đời phải cố gắng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được kiêu ngạo, chủ quan.
4. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc
- Mượn chuyện con vật để nhắn nhủ, giáo dục con người
- Dùng cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được đưa ra một cách tự nhiên
- Tình huống rất bất ngờ, kín đáo nhưng cũng hài hước
II. Phân tích văn bản Ếch ngồi đáy giếng
I. Mở bài
- Khái quát về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, nghệ thuật đặc trưng, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, nêu lên giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Ếch khi còn trong giếng
- Hoàn cảnh sống rất chật hẹp: trong đáy giếng, xung quang chỉ có vài con cua, ốc, nhái nhỏ bé
- Ếch tưởng rằng mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bằng cái vung
→ Hiểu biết nông cạn, nhận thức rất hạn hẹp, nông cạn nhưng lại huênh hoang và chủ quan
2. Ếch sau khi ra khỏi giếng
- Môi trường sống của ếch thay đổi sau một trận mưa lớn: thế giới bên ngoài rộng lớn hơn, nhiều thứ mới lạ hơn
- Thái độ của con ếch: nhâng nháo, huênh hoang, không thèm đế ý đến những thứ xung quanh, cất tiếng kêu ồm ộp và nghênh ngang đi lại khắp nơi
- Kết quả: một con trâu đi qua giẫm bẹp ếch
→ Kiêu ngạo, chủ quan nên phải bị trả giá quá đắt
3. Bài học rút ra
- Môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp cũng sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu trong môi trường chật hẹp, không mở rộng tấm lòng thì hiểu biết cũng trở nên rất nông cạn.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan, khinh thường sẽ phải trả giá.
- Phải cố gắng mở rộng vốn hiểu biết và tầm nhìn của bản thân
- Khi thay đổi môi trường sống thì cần phải khiêm thốn, thận trọng, ham học hỏi để thích nghi.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện
+ Giá trị nội dung: phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta cần phải biết khiêm tốn, cố gắng mở rộng khiến thức, tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan hay kiêu ngạo
+ Giá trị nghệ thuật: mượn chuyện con ếch để nói lên bài học giáo dục con người, xây dựng hình tượng quen thuộc trong cuộc sống
- Bài học rút ra cho bản thân: không được kiêu căng, chủ quan, mà cần phải luôn cố gắng học hỏi để mở mang tầm hiểu biết của bản thân…
Bài trước: Truyện ngụ ngôn Bài tiếp: Thầy bói xem voi