Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
- Thép Mới sinh năm 1925, mất năm 1991, tên thật là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra tại thành phố Nam Định
- Thép Mới là một tác giả chuyên viết nhiều bút kí, thuyết minh phim, báo chí
II. Vài nét về tác phẩm: Cây tre Việt Nam
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác vào năm 1955, là lời bình cho một bộ phim cùng tên của một nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim này mượn hình ảnh của cây tre để thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi tinh thần yêu nước của người dân Việt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Bố cục chia làm 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “chí khí con người”: Giới thiệu các đặc của cây tre
- Phần 2: tiếp theo đến “tiếng hát giữ trời của trúc, của tre”: Cây tre và con người có mối quan hệ gắn bó trong lao động sản xuất và chiến đấu.
- Phần 3: còn lại: Tre vẫn còn sống mãi với đất nước và con người trong tương lai
3. Giá trị nội dung
Cây tre là người bạn gần gũi, gắn bó lâu đời với người nông dân nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Cây tre có ẩn chứa vẻ đẹp bình dị và rất nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng đẹp tượng trưng cho hình ảnh kiên cường của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng các chi tiết và hình ảnh có tính chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng
- Sử dụng nhiều và thành công phép nhân hóa
- Lời văn có nhịp điệu và giàu cảm xúc
III. Phân tích tác phẩm: Cây tre Việt Nam
I. Mở bài
- Sơ lược về tác giả Thép Mới (những thông tin chính về cuộc đời, các tác phẩm của ông, …)
- Khái quát về văn bản “Cây tre Việt Nam” (xuất xứ, nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật, …)
II. Thân bài
1. Giới thiệu vài nét về cây tre
- Là người bạn thân thân thiết của nông dân, và người dân Việt Nam
- Đặc điểm chung của cây tre:
+ Dù là ở đâu tre cũng sống được, cây vẫn xanh tốt
+ Dáng tre thẳng vươn mộc mạc, màu tre tươi và nhũn nhặn
+ Tre lớn lên mãnh liệt, dẻo dai, cứng cáp và vững chắc
→ Nghệ thuật nhân hóa
→ Tre giản dị, thanh cao, chí khí dũng mãnh như con người
2. Sự gắn bó của cây tre với con người lao động trong chiến đấu và sản xuất
- Trong sản xuất, lao động:
+ Tre trùm lên âu yếm bản thôn xóm
+ Dưới bóng cây tre, gìn giữ một nền văn hóa đã có từ lâu đời, con người xây nhà, dựng cửa, khai hoang, làm ruộng
+ Tre giống như cánh tay của người nông dân
+ Tre vất vả mãi với con người: cối xay tre quay nặng nề
+ Tre là người thân, gắn bó khăng khít với cuộc sống hằng ngày
+ Tre gắn chặt những tình cảm chân quê
+ Tre là niềm vui của người già, của tuổi thơ
+ Tre chung thủy
- Trong chiến đấu: tre là vũ khí, là tất cả– tre xung phong vào đại bác, vào xe tăng, tre bảo vệ thôn làng, giữ nước, tre hi sinh để che chở cho con người
→ Tre sống gần gũi, gắn bó lâu đời với cuộc sống con người
3. Vị trí của cây tre đối với đất nước trong tương lai
- Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước Việt Nam đi vào thời công nghiệp hóa: tre vẫn cho bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình, …
- Cây tre có những đức tính của một người hiền, là tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:
+ Giá trị nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết đã gắn bó lâu đời với người nông dân và người dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp hết sức bình dị nhưng lại có nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng đẹp của con người và đất nước Việt Nam.
+ Giá trị nghệ thuật: sử dụng các chi tiết, hình ảnh có giàu tính biểu tượng, nhân hóa, giọng điệu, …
- Cảm nhận của bản thân về cây tre: trân trọng, yêu mến, gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ, …
Bài trước: Cô Tô (Nguyễn Tuân) Bài tiếp: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)