Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Địa Lí 6 > Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (VBT Địa Lý 6)

Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (VBT Địa Lý 6)

Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

1. Quan sát hình 29, em hãy:

a) Vẽ mũi tên chỉ hướng chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo ở trong hình 29 và bổ sung thêm phần ghi chú giải thích cho hoàn chỉnh.

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 1

b) Ghi chữ Đ ở câu đúng, chữ S vào câu sai trong những câu sau đây:

- Hướng chuyển động tự quay xung quanh trục của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là trùng nhau (đều chuyển động từ Tây sang Đông)Đ
- Hướng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là ngược nhau.S

2. Em hãy đánh dấu (X) vào ô ứng với ý mà em cho là đúng

- Trái Đất chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo vòng quanh Mặt Trời, nghĩa là:

Phương án 1:

a) Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất còn tự quay quanh trục
b) Hướng chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trùng với hướng chuyển động tự quay của Trái Đất
c) Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng của trục không đổiX

Phương án 2:

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất:

Xa) Luôn nghiêng về một hướng
b) Nghiêng và đổi hướng
c) Luôn thẳng đứng
d) Lúc ngả phía này lúc ngả phía khác

3. Chọn những từ và cụm từ: nhiều, ít, ánh sáng và nhiệt, nóng, lớn, nhỏ, lạnh và điền vào chỗ chấm... của sơ đồ sau đây sao cho đúng:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 2

4. Quan sát hình 30 và điền từ thích hợp vào chỗ chấm...

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 3

Tại vị trí a: Nửa cầu Bắc là mùa (hạ).

Nửa cầu Nam là mùa (đông).

Tại vị trí b: Nửa cầu Bắc là mùa (đông).

Nửa cẩu Nam là mùa (hạ).

5. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc và tính thời gian theo loại lịch âm dương lịch.

Trong Blốc lịch năm của Việt Nam có 4 tờ lịch ghi như sau - hình 31:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 4

Em hãy ghi thời gian của các mùa (1) ở nước ta trong năm đó vào bảng dưới đây:

XuânHạThuĐông
Ngày bắt đầu5 tháng 26 tháng 58 tháng 88 tháng 11
Ngày kết thúc6 tháng 58 tháng 88 tháng 115 tháng 2
Tổng số ngày90939191

6. Em hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để được 1 đoạn văn hoàn chỉnh, để có lời giải thích đúng về nguyên nhân sinh ra các mùa:

a) Trái Đất vừa tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vừa vận động xung quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn

b) Trong khi chuyển động trên quỹ đạo thì nửa cầu nào hướng về phía Mặt Trời

c) thì có góc chiếu nhỏ, sẽ nhận được ít sáng và nhiệt hơn, đó là mùa lạnh của nửa cầu đó

d) Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời

đ) thì có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn, đó là mùa nóng của nửa cầu đó

e) do trục trái đất nghiêng và không thay đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời

g) Do đó, trên Trái Đất sinh ra các mùa và các mùa ở 2 nửa cầu thường trái ngược nhau

h) vì vậy Trái Đất lần lượt hướng nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt Trời

Trả lời:

Sắp xếp đúng là a b d đ c e h g

Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

1. Em hãy vẽ mũi tên chỉ chiều tự quay của Trái Đất quanh trục, mũi tên chỉ chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và tô màu xanh vào phần Trái Đất là ban đêm ở các vị trí của trái đất ở trong hình 32

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ảnh 1

2. Quan sát hình 35, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm... để hoàn chỉnh các câu sau đây:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ảnh 2

a) Trong ngày 22/6 ở các nửa cầu Bắc thì diện tích được chiếu sáng (lớn, nhiều hơn) so với diện tích không được chiếu sáng. Tại điểm A thuộc nửa cầu Bắc có ngày (dài hơn) do với đêm.

b) Trong ngày 22/6 tại nửa cầu Nam diện tích được chiếu sáng (nhiều, lớn hơn) so ớidiện tích không được chiếu sáng. Tại điểm B ở nửa cầu Bắc có ngày (ngắn hơn) đêm.

c) Trong ngày 22/12 ở nửa cầu Bắc diện tích được chiếu sáng có ngày (ít, nhỏ hơn) đêm.

d) Trong ngày 22/12, ở nửa cầu Nam diện tích được chiếu sáng (lớn, nhiều hơn nửa cầu Bắc). Tại điểm D ở nửa cầu Nam có ngày (dài hơn) đêm.

3. Em hãy chọn 1 trong 2 chữ: ngắn, dài để điền tiếp vào chỗ chấm... trong các ô chữ dưới sơ đồ sau đây

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ảnh 3

4. Kết hợp qua sát đường xích đạo hình 33 trong 2 ngày 22-6,22-12 và nhận xét về độ dài của ngày so với đêm ở xích đạo?

Trả lời:

Ngày, đêm ở xích đạo vào ngày 22/6 và 22/12 luôn luôn bằng nhau.

Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

1. Quan sát hình 34 (a và b), em hãy cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp? Đó là những lớp nào?

Trả lời:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 1

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất bao gồm 3 lớp.

- Đó là vỏ Trái Đất (vỏ đại dương và vỏ lục địa), lớp lõi và lớp trung gian.

2. Với chín chữ sau đây, em hãy lập 1 sơ đồ về cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự:

- Tên các lớp

- Độ dày

- Đặc điểm chính của các lớp (trạng thái vật chất, nhiệt độ)

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 2

3. Quan sát môi trường tự nhiên xung quanh và bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành sơ đồ sau đây:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 3

4. Dựa vào hình 27 (tr. 32 – SGK) và bài giảng của thầy cô giáo, em hãy hoàn thiện tiếp sơ đồ dưới đây:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 4

Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các đại dương và lụa địa trên bề mặt Trái Đất

1. Quan sát hình 35: Các đại dương và các lục địa trên thế giới

Em hãy điền tiếp vào chỗ chấm...

a) Tên các lục địa trên thế giới

- Lục địa Bắc Mĩ có diện tích là 20,3 triệu km2

- Lục địa Nam Mĩ có diện tích là 18,1 triệu km2

- Lục địa Á – Âu có diện tích là 50,7 triệu km2

- Lục địa Phi có diện tích là 29,2 triệu km2

- Lục địa Ô-Xtray-li-a có diện tích là 7,6 triệu km2

- Lục địa Nam Cực có diện tích là 13,9 triệu km2

b) Các đại dương trên thế giới:

- Thái Bình Dương có diện tích là 179,6 triệu km2

- Ấn Độ Dương có diện tích là 74,9 triệu km2

- Đại Tây Dương có diện tích là 93,4 triệu km2

- Bắc Băng Dương có diện tích là 13,1 triệu km2

2. Qua 2 biểu đồ dưới đây, hãy só sánh diện tích các lục địa: diện tích của các đại dương trên thế giới

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất ảnh 1
Giải VBT Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất ảnh 2

Nhận xét:

- Lục địa:

+ Lục địa Á – Âu là lục địa chiếm diện tích lớn nhất (50,7 triệu km2) lớp gấp 6,7 lần lục địa Ô-xtray-li-a.

+ Lục địa Phi có diện tích lớn thứ 2, tiếp theo là lục địc Bắc Mĩ, sau đó là lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam cực và lục địa Ô-xtray-li-a có diện tích nhỏ nhất.

- Đại dương

+ Thái Bình Dương chiếm diện tích lớn nhất (179,6 triệu km2) và gấp 15 lần diện tích Bắc Băng Dương.

+ Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 và tiếp theo là Ấn Độ Dương và nhỏ nhất là Bắc Băng Dương.

3. Hoàn thiện các bảng số liệu sau đây:

a/

Diện tích
Triệu km2%
Toàn cầu510100
Lục địa14929,2
Đại dương36170,8

b/

Diện tích lục địa %Diện tích đai dương %
Nửa cầu Bắc39,460,6
Nửa cầu Nam19,081,0

4. Quan sát hình 28 (tr 34 SGK) và các biểu đồ sau đây, em hãy đưa ra nhận xét về sự phân bố các dại dương và lục địa trên Trái Đất bằng cách viết vào chỗ chấm... trong các câu dưới đây:

a) Trên bề mặt Trái Đất, diện tích các (đại dương) chiếm đến 70,8% còn diện tích các lục địa chỉ chiếm 29,2% (149. 000. 000km2)

b) Các lục đia tập trung ở nửa cầu (Bắc), còn các đại dương thì phân bố chủ yếu ở nửa cầu (Nam)

c) Ở nửa cầu Bắc, diện tích lục địa là (39,4) %, diện tích đại dương là (60,6) %

d) Ở nửa cầu Nam, diện tích lục điạ là (19,0) %, diện tích đại dương là (81) %

Bài 12: Tác động của ngoại lực và nội lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

1. Chọn cụm từ thích hợp để ghi vào chỗ chấm... trong bảng: đứt gãy, uốn nếp, núi lửa hoặc động đất, ở bên trong, ở bên ngoài trên bề mặt, phong hóa những loại đá, gồ ghề, xâm thực, hạ thấp địa hình.

Dấu hiệu nhận biết Biểu hiện Kết quả tác động
Nội lực Là các lực sinh ra (ở bên trong) Trái Đất Sức nén ép vào những lớp đá. Làm cho chúng bị (uốn nếp) hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu lòng đất ra ngoài mặt đất thành hiện tượng (động đất hoặc núi lửa) Khiến cho bề mặt Trái Đất thêm (gồ ghề)
Ngoại lực là các lực sinh ra (ở bên ngoài trên bề mặt) Trái Đất Gồm 2 quá trình: quá trình (phong hóa những loại đá) và quá trình (xâm thực). Có xu hướng san bằng (hạ thấp địa hình) bề mặt Trái Đất

2. Em hãy đánh dấu (X) vào ô ứng với ý em cho là đúng nhất:

- Ngoại lực và nội lực là 2 lực đối nghịch nhau vì:

a) Nội lực là các lực được sinh ra ở bên trong, còn ngoại lực là các lực được sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt Trái Đất.
b) 2 lực này đồng thời xảy ra, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất
c) Tác động của nội lực có thể làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động ngoại lực thì lại có thể san bằng, hạ thấp địa hình.
d) Tất cả các điều trên. X

3. Cho các cụm từ dưới đây, em hãy sắp xếp lại để tạo thành các câu đúng:

a) Bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ Nội lực có tác động/ khiến cho bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ làm hạ thấp hoặc nâng cao /trở nên gồ ghề.

Câu đúng: Nội lực có tác động lên bề mặt lớp vỏ Trái Đất làm hạ thấp hoặc nâng cao và khiến cho bề mặt lớp vỏ Trái Đất trở nên gồ ghề.

b) Ngoại lực có tác động/ làm hạ thấp/ bồi đắp thêm/ những vùng cao/ san bằng bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ cho những vùng thấp

Câu đúng: Ngoại lực có tác động san bằng bề mặt lớp vỏ Trái Đất làm hạ thấp những vùng cao bồi đắp thêm cho những vùng thấp.

c) Nội lực/ là 2 lực/ và đồng thời tạo nên/ và ngoại lực/ chúng xảy ra song song/ địa hình bề mặt Trái Đất/ có tác động ngược nhau.

Câu đúng: Nội lực và ngoại lực là 2 lực có tác động ngược nhau chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

4. Hoàn thành tiếp 2 sơ đồ về động đất và núi lửa:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất ảnh 1
Giải VBT Địa Lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất ảnh 2

5. Em hãy điền chữ Đ vào ô ở ý trả lời đúng

Các biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra là:

a) Lập các trạm nghiêm cứu để dự báo trước để kịp thời sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đ
b) Tìm cách xây dựng nhà chịu được những chấn động lớn Đ
c) Di chuyển dân cư ra khỏi những vùng thường xảy ra động đất