Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Địa Lí 6 > Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học (VBT Địa Lý 6)

Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học (VBT Địa Lý 6)

1. Để vẽ được sơ đồ của lớp học, cần chuẩn bị các dụng cụ là: thước dây (hoặc thước gỗ dài từ 1 đến 2m) địa bàn, giấy, bút chì, thước kẻ,....

a) Quan sát hình 21 và dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu sơ lược về cấu tạo của chiếc địa bàn.

Trả lời:

Cấu tạo của chiếc địa bàn gồm có mật số, hộp địa bàn và kim chỉ hướng.

b) Dựa vào hình 22 hãy ghi các hướng tương ứng với những số đồ ở trên địa bàn vào các chỗ chấm (... ) sau dây:

Trả lời:

0o: Hướng Bắc180o: Hướng Nam
45o: Hướng Tây Bắc225o: Hướng Đông Nam
90o: Hướng Tây270o: Hướng Đông
135o: Hướng Tây Nam315o: Hướng Đông Bắc

2. Cho sơ đồ 1 lớp học như trong hình 23

a) Em hãy đo trên sơ đồ sau đó tính kích thước thực tế của chiều rộng, chiều dài lớp học sau đó ghi vào bảng:

Chiều dàiChiều rộng
Trên sơ đồ (cm)9,29,2
Trên thực tế (m)5,65,6

b) Kết hợp quan sát hình 24, hãy mô tả lớp học trên theo gợi ý cụ thể dưới đây:

- Lớp học này có hướng: Nam.

- Số lượng cửa sổ ba cái

- Số lượng cửa ra vào hai cái

- Trong lớp kê 12 bộ bàn ghế. Chia làm 2 dãy. Mỗi dãy có 6 bộ.

3.1 sân bóng đá thiếu niên 7 người chơi có kích thước như bảng dưới đây:

Trị số thực tế (m)Trị số trên lược đồ tỉ lệ 1: 500 (cm)
- Chiều dài7515
- Chiều rộng5511
- Chiều rộng gôn61,2
- Đường kính vòng tròn giữa sân61,2
- Khu vực thủ môn được bảo vệ
+ dài91,8
+ rộng51

a) Em hãy tính số đo thực tế của sân bóng ra số đo trên lược đồ có tỷ lệ 1: 500 và ghi các kết quả vào cột 3 bảng ở trên

b) Hoàn thành tiếp sơ đồ sân bóng nói trên vào hình 25

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học ảnh 1

Bài 7: Sự vận động tự quay xung quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

1. Hãy vẽ mũi tên chỉ hướng tự quay của Trái Đất xung quanh trục vào trong hình 26:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả ảnh 1

2. Căn cứ vào bản đồ múi giờ hình 27, em hãy:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả ảnh 2

a) Tô màu xanh vào khu vực giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua khu vực giờ gốc – khu vực giờ 0

b) Cho biết Việt Nam nằm ở khu vực thứ mấy? Giả sử có 1 trận bóng đá quốc tế diễn ra Tại Luân Đôn (nước Anh) vào hồi 16h00 ngày 1-10-2007; tại Việt Nam chúng ta sẽ xem truyền hình trực tiếp trận bóng đá vào lúc mấy giờ của ngày hôm đó?

Trả lời:

- Việt Nam nằm ở múi giờ số 7 so với giờ gốc (Luân Đôn – Anh) về phía Tây do đó chậm 7h.

- Nếu trận bóng diễn ra tại Anh vào 16h00 (1/10/2007) thì ở Việt Nam truyền hình trực tiếp sẽ là 23h00 (16+7) ngày 01/10/2007.

3. Em hãy tô màu đen vào Trái Đất đang là ban đêm ở hai vị trí a và b ở trong hình 28:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả ảnh 3

- Quan sát hình 28 em vừa hoàn thành và dựa vào những hiểu biết của em, cho biết vì sao ở khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm? Trả lời câu hỏi theo cách ghi vào các chỗ chấm... để hoàn thành những câu sau đây:

- Do Trái Đất có dạng (hình cầu) vì vậy Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa Trái Đất

+ Một nửa Trái Đất được chiếu sáng là (ban ngày) còn nửa kia không được chiếu sáng là (ban đêm).

+ Vì Trái Đất (tự quay) quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên Trái Đất luân phiên được chiếu sáng và lần lượt (ngày và đêm luân phiên nhau).

4. Nối các ô chữ sau đây bằng các mũi tên để được 1 sơ đồ đúng:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả ảnh 4

5. Vì Trái Đất quay nên các vật chuyển động ở hai bán cầu Bắc và Nam đã bị lệch hướng như thế nào?

Trả lời:

Ở nửa cầu Bắc nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động có xu hướng lệch về bên phải. Còn ở nửa cầu Nam, vật chuyển động sẽ lệch về bên trái. Sự lệch hướng này ảnh hưởng đến hướng di chuyển của các vật thể rắn nhưng đường đạn, pháo bay, dòng chảy,...

Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

1. Quan sát hình 29, em hãy:

a) Vẽ mũi tên chỉ hướng chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo ở trong hình 29 và bổ sung thêm phần ghi chú giải thích cho hoàn chỉnh.

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 1

b) Ghi chữ Đ ở câu đúng, chữ S vào câu sai trong những câu sau đây:

- Hướng chuyển động tự quay xung quanh trục của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là trùng nhau (đều chuyển động từ Tây sang Đông)Đ
- Hướng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là ngược nhau.S

2. Em hãy đánh dấu (X) vào ô ứng với ý mà em cho là đúng

- Trái Đất chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo vòng quanh Mặt Trời, nghĩa là:

Phương án 1:

a) Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất còn tự quay quanh trục
b) Hướng chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trùng với hướng chuyển động tự quay của Trái Đất
c) Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng của trục không đổiX

Phương án 2:

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất:

Xa) Luôn nghiêng về một hướng
b) Nghiêng và đổi hướng
c) Luôn thẳng đứng
d) Lúc ngả phía này lúc ngả phía khác

3. Chọn những từ và cụm từ: nhiều, ít, ánh sáng và nhiệt, nóng, lớn, nhỏ, lạnh và điền vào chỗ chấm... của sơ đồ sau đây sao cho đúng:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 2

4. Quan sát hình 30 và điền từ thích hợp vào chỗ chấm...

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 3

Tại vị trí a: Nửa cầu Bắc là mùa (hạ).

Nửa cầu Nam là mùa (đông).

Tại vị trí b: Nửa cầu Bắc là mùa (đông).

Nửa cẩu Nam là mùa (hạ).

5. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc và tính thời gian theo loại lịch âm dương lịch.

Trong Blốc lịch năm của Việt Nam có 4 tờ lịch ghi như sau - hình 31:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ảnh 4

Em hãy ghi thời gian của các mùa (1) ở nước ta trong năm đó vào bảng dưới đây:

XuânHạThuĐông
Ngày bắt đầu5 tháng 26 tháng 58 tháng 88 tháng 11
Ngày kết thúc6 tháng 58 tháng 88 tháng 115 tháng 2
Tổng số ngày90939191

6. Em hãy sắp xếp lại những câu dưới thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh, để có lời giải thích đúng về nguyên nhân sinh ra các mùa:

a) Trái Đất vừa tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vừa vận động xung quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn

b) Trong khi chuyển động trên quỹ đạo thì nửa cầu nào hướng về phía Mặt Trời

c) thì có góc chiếu nhỏ, sẽ nhận được ít sáng và nhiệt hơn, đó là mùa lạnh của nửa cầu đó

d) Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời

đ) thì có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn, đó là mùa nóng của nửa cầu đó

e) do trục trái đất nghiêng và không thay đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời

g) Do đó, trên Trái Đất sinh ra các mùa và các mùa ở 2 nửa cầu thường trái ngược nhau

h) vì vậy Trái Đất lần lượt hướng nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt Trời

Trả lời:

Sắp xếp đúng là a b d đ c e h g

Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

1. Em hãy vẽ mũi tên chỉ chiều tự quay của Trái Đất quanh trục, mũi tên chỉ chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và tô màu xanh vào phần Trái Đất là ban đêm ở các vị trí của trái đất ở trong hình 32

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ảnh 1

2. Quan sát hình 35, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm... để hoàn chỉnh các câu sau đây:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ảnh 2

a) Trong ngày 22/6 ở các nửa cầu Bắc thì diện tích được chiếu sáng (lớn, nhiều hơn) so với diện tích không được chiếu sáng. Tại điểm A thuộc nửa cầu Bắc có ngày (dài hơn) do với đêm.

b) Trong ngày 22-6 tại nửa cầu Nam diện tích được chiếu sáng (nhiều, lớn hơn) so ớidiện tích không được chiếu sáng. Tại điểm B ở nửa cầu Bắc có ngày (ngắn hơn) đêm.

c) Trong ngày 22-12 ở nửa cầu Bắc diện tích được chiếu sáng có ngày (ít, nhỏ hơn) đêm.

d) Trong ngày 22-12, ở nửa cầu Nam diện tích được chiếu sáng (lớn, nhiều hơn nửa cầu Bắc). Tại điểm D ở nửa cầu Nam có ngày (dài hơn) đêm.

3. Em hãy chọn 1 trong 2 chữ: ngắn, dài để điền tiếp vào chỗ chấm... trong các ô chữ dưới sơ đồ sau đây

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ảnh 3

4. Kết hợp qua sát đường xích đạo hình 33 trong 2 ngày 22-6,22-12 và nhận xét về độ dài của ngày so với đêm ở xích đạo?

Trả lời:

Ngày, đêm ở xích đạo vào ngày 22/6 và 22/12 luôn luôn bằng nhau.

Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

1. Quan sát hình 34 (a và b), em hãy cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp? Đó là những lớp nào?

Trả lời:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 1

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất bao gồm 3 lớp.

- Đó là vỏ Trái Đất (vỏ đại dương và vỏ lục địa), lớp lõi và lớp trung gian.

2. Với chín chữ sau đây, em hãy lập 1 sơ đồ về cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự:

- Tên các lớp

- Độ dày

- Đặc điểm chính của các lớp (trạng thái vật chất, nhiệt độ)

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 2

3. Quan sát môi trường tự nhiên xung quanh và bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành sơ đồ sau đây:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 3

4. Dựa vào hình 27 (tr. 32 – SGK) và bài giảng của thầy cô giáo, em hãy hoàn thiện tiếp sơ đồ dưới đây:

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất ảnh 4