Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Địa Lí 6 > Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn (VBT Địa Lý 6)

Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn (VBT Địa Lý 6)

Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

1. Xác định độ cao của tất cả các đia điểm trong bản đồ

- A là 150m- (4) là 500m
- (1) là 300m- (5) là 250m
- (2) là 200m- (6) là 450m
- (3) là 400m

2. Điền vào chỗ chấm

a) Đỉnh A1 có độ cao là 1070 mét

Đỉnh A2 có độ cao là: 1350 mét

b) Chênh lệch độ cao giữa hai đường đồng mức là: 280 mét

c) Con đường xe lửa đi từ điểm B1 đến B3 có độ dài là 30km

Độ cao tại điểm B2 là khoảng 500 mét

d) Đỉnh núi A1 cách đỉnh núi A2 về phía Tây là 1400 mét,

Bài 17: Lớp vỏ khí

1. Tô màu vào hình sau đây sau đó đưa ra nhận xét

- Tô màu

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí ảnh 1
Giải VBT Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí ảnh 2

- Nhận xét

+ Hơi nước và những loại khí khác chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong không khí

+ Khí Nito chiếm tỉ lệ rất lớn nhất trong không khí và tiếp theo đó là khí oxi.

2. Hoàn thiện bảng đưới đây:

Các tầngĐộ caoĐặc điểmVai trò của lớp vỏ khí
Đối lưu0 – 16 kmKhông khí luôn di chuyển theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra tất cả những hiện tượngBảo vệ sự sống của con người và thế giới sinh vật trên Trái Đất
Bình lưu16 – 80 kmKhông khí loãng, khô và thường chuyển động thành luồng ngang
Các tầng caoTrên 80 kmGồm tầng giữa, tầng ion và tầng nhiệt. Nhiệt độ thường giảm mạnh theo độ cao, không khí hết sức loãng

3. Ghi tên và tính chất của các loại khối khí vào trong hình

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí ảnh 3
Giải VBT Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí ảnh 4

4. Nối các ô bên phải và ô bên trái sao cho đúng

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí ảnh 5

Bài 18: Khí hậu, thời tiết và nhiệt độ không khí

1. Hoàn thành bảng sau

a) Các yếu tố chính của thời tiết

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí ảnh 1

b) Em hiểu thế nào là thời tiết

Thời tiết là những hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió, …) xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn tại 1 địa phương.

2. Đặc điểm của thời tiết

- Thời tiết chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn

- Thời tiết thường thay đổi trong 1 ngày hay trong 1 giờ

3. Hoàn thành bảng:

Thời tiếtKhí hậu
Khái niệmLà các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió, …) xảy ra trong 1 thời gian ngắn ở một địa phương.
Là sự lắp đi lặp lại một tình hình thời tiết tại nơi đó. Trong 1 thời gian dài, từ năm này qua năm khác và đã trở thành quy luật
Các yếu tố chínhMưa, nắng, gió, nhiệt độ
Lượng mưa, nhiệt độ

4. Trả lời câu hỏi

a) Nhiệt độ trung bình trong năm tại Hà Nội là: 23,5oC

b) Nhận xét về nhiệt độ của Hà Nội

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tại Hà Nội là vào tháng 7: nhiệt độ 28,9oC.

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oC vào tháng 1.

- Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,5oC.

5. Giải thích tại sao người ta thường đi nghỉ mát ở những vùng núi cao hoặc những vùng bờ biển vào mùa hạ?

- Vào mùa hạ tại các vùng núi cao thường có nhiệt độ thấp hơn so với những vùng đồng bằng và trung du (cứ lên cao 100 mét thì nhiệt độ lại giảm xuống 0,6oC) vì vậy sẽ mát hơn.

- Ở những khu vực ven biển vào mùa hạ ban ngày thường rất mát do hơi nước bốc lên từ đại dương và biển, đồng thời tại thời điểm đó lại có gió biển và gió đất hoạt động vì vậy rất mát.

6. Nhận xét bảng số liệu

a) Nhận xét độ cao của các trạm khí tượng

- Sa Pa là trạm khí tượng cao nhất, với độ cao là 1570m.

- Sơn La là trạm khí tượng có độ cao thấp nhất với độ cao là 602m.

b) Nhận xét nhiệt độ của các trạm khí tượng

- Sa Pa là trạm khí tượng có nhiệt độ thấp nhất, với nhiệt độ là 15,6oC.

- Sơn La là trạm khí tượng có nhiệt độ cao nhất, với nhiệt độ là 21,2oC.

Kết luận: Nơi có nhiệt độ càng thấp thì độ cao càng cao và nơi có độ cao càng thấp thì nhiệt độ càng cao, nguyên nhân là vì ở những nơi vùng núi cứ lên cao thêm 100m thì nhiệt độ lại giảm xuống 0,6oC.

7. Chọn từ thích hợp và điền vào chỗ chấm:

- Đi từ điểm C (vĩ độ thấp) đến điểm B và A (vĩ độ cao), góc chiếu sang của Mặt Trời (nhỏ dần).

- Điểm (C) là nơi có nhiệt độ cao nhất.

- Điểm (A) là nơi có nhiệt độ thấp nhất.

- Đi từ nơi có vĩ độ thấp lên nơi có vĩ độ cao thì góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời cũng ngày càng (nhỏ) và nhiệt độ cũng ngày càng (thấp).

Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

1. Khí áp là gì?

Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. Tùy theo tình trạng của không khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.

2. Điền từ ngữ tích hợp vào hình:

A. Khu khí áp cao

B. Khu khí áp thấp

C. Khu khí áp cao

D. Khu khí áp thấp

3. Đánh dấu (X) vào ô đúng khái niệm gió và hãy giải thích nguyên nhân hình thành gió:

a) Gió là sự chuyển độ của không khí từ:

- Di chuyển từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấpX
- Di chuyển từ nơi khí áp thấp về nơi khí áp cao
- Từ biển vào đất liền
- Từ đất liền ra biển

b) Nguyên nhân sinh ra gió là:

- Các hoàn lưu khí quyển
- Vì sự chênh lệch khí áp ở trên bề mặt Trái ĐấtX
- Vì có sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp

4. Dùng mũi tên để biểu diễn sự chuyển động của không khí trên bề mặt Trái Đất

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất ảnh 1
Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

1. Nhận xét về mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và lượng hơi nước trong không khí

-Lượng hơi nước tối đa trong không khí là 2 (g/m3) khi nhiệt độ ở 0oC.

- Lượng hơi nước tối đa trong không khí là 5 (g/m3) khi nhiệt độ 10oC.

- Lượng hơi nước tối đa trong không khí là 30 (g/m3) khi ở nhiệt độ 30oC.

- Như vậy, khi nhiệt độ của không khí tăng dần từ 0oC đến 30oC thì lượng hơi nước tối đa trong không khí cũng sẽ tăng từ 0 g/m3 đến 30 g/m3.

2. Giải thích vì sao trong không khí lại có hơi nước?

- Trong không khí luôn có hơi nước là vì hiện tượng bốc hơi của nước trong

sông ngòi, biển, hồ, ao, … 1 phần hơi nước còn do động thực vật thải ra và cả con người thải ra.

3. Điền Đ và S vào bảng sau đây:

Nhiệt độ (oC) Lượng hơi nước tối đa g/m3 Đúng và Sai
10 3 S
10 5 Đ
20 17 Đ
20 15 S
30 40 S
30 30 Đ

4. Sắp xếp thành hiện tượng ngưng tụ của hơi nước và những hiện tượng vì sự ngưng tụ hơi nước tạo thành

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa ảnh 1
Giải VBT Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa ảnh 2

5. Sắp xếp lại sao cho đúng để được câu giải thích về hiện tượng mưa:

a) Không khí đã đạt bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với 1 khối khí lạnh thì sẽ làm cho hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành nhiều hạt.

b) Hơi nước ngưng tụ tạo thành những hạt nước, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước sẽ tiếp tục ngưng tụ, làm những hạt nước to dần lên rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.

6. Nhận xét về lượng mưa của Hưng Yên:

- Tổng lượng mưa trong năm tại Hưng Yên là 1 588,5m.

- Những tháng có lượng mưa nhiều (lớn hơn 1000mm) là tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa những tháng mưa nhiều là 1 413,7mm. Lượng mưa những tháng mưa nhiều chiếm 89% tổng lượng mưa của cả năm.

- Những tháng có lượng mưa ít (thấp hơn 1000mm) là từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa những tháng mưa ít là 174,8mm. Lượng mưa các tháng mưa ít chiếm 11% tổng lượng mưa cả năm.

7. Nêu cách tính lượng mưa trong tháng và lượng mưa trong năm

- Cách tính lượng mưa trung bình tháng: Cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng sau đó chia cho tổng số ngày trong tháng đó.

- Cách tính lượng mưa trung bình của năm: Cộng lượng mưa của tất cả các tháng trong năm sau đó chia cho tổng số tháng trong năm.