Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Địa Lí 6 > Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (VBT Địa Lý 6)

Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (VBT Địa Lý 6)

Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

1. Nhận xét lượng mưa tại Hà Nội (mm)

Tháng123456789101112
Hà Nội192747841952323123272611254520

- Tháng 1 là tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm với 19mm.

- Tháng 8 là tháng có lượng mưa cao nhất trong năm với 327mm.

- Sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 17,2 lần.

- Lượng mưa trung bình của năm ở Hà Nội bằng 1694mm. Lượng mưa trung bình của một tháng là 141,2mm.

- Những tháng có lượng mưa cao trên 100mm là các tháng sau: 5,6,7,8,9,10.

- Những tháng có lượng mưa thấp hơn 100mm là các tháng sau: 11,12,1,2,3,4.

2. Nhận xét nhiệt độ không khí trung bình tháng ở Hà Nội (oC)

Tháng123456789101112
Hà Nội16,417,020,223,727,327,828,928,227,224,621,418,2

- Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 16,4C

-Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 28,9oC

- Sự chênh lệch (biên độ nhiệt) giữa nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,5oC.

- Nhiệt độ trung bình của năm bằng 23,4oC.

- Các tháng có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ trung bình năm là các tháng: 10,9,8,7,6,5,4.

- Các tháng có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ trung bình năm là các tháng: 1,2,3,11,12.

3. Nhận xét diễn biến lượng mưanhiệt độ trung bình của các tháng trong bảng

Tháng123456789101112
Nhiệt độ (oC)15,815,619,420,526,628,729,328,226,725,022,517,3
Lượng mưa (mm)21,616,314,476,8294,7207,9210,8404,0305,2254,1108,210

a) Về nhiệt độ

- Tháng 2 có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất bằng 15,6oC

- Nhiệt độ trung bình của tháng cao nhất bằng 29,3oC đó là vào tháng 7.

- Sự chênh lệch (biên độ nhiệt) giữa nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,7oC.

- Nhiệt độ trung bình của năm là 23oC.

- Các tháng có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ trung bình năm là các tháng 10,9,8,7,6,5.

- Các tháng có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ trung bình năm là các tháng 1,2,3,4,11,12.

b) Về lượng mưa

- Tháng 12 có lượng mưa tháng thấp nhất với 10mm

-Tháng 8 có lượng mưa tháng cao nhất với 404mm

- Lượng mưa trung bình của năm là 1924mm. Lượng mưa trung bình của một tháng là 160,3mm.

- Những tháng có lượng mưa dưới 100mm là các tháng 5,6,7,8,9,10.

- Những tháng có lượng mưa dưới 100mm là các tháng 11,12,1,2,3,4.

Kết luận: Như vậy địa phương trên về mùa nóng thường có mưa nhiều và ít mưa về mùa lạnh.

Bài 22: Những đới khí hậu trên Trái Đất

1. Nêu các dấu hiệu nhận biết các vòng cực và các chí tuyến.

- Các chí tuyến và các vòng cực là những đường ranh giới phân chia bề mặt Trái Đất ra thành năm vòng đai nhiệt song song với xích đạo. Đó là hai vòng đai ôn đới, vòng đai nóng và 2 vòng đai lạnh.

2. Ghi số độ của vòng cực và chí tuyến vào trong hình

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất ảnh 1

3. Điền các kí kiệu thể hiện các vành đai nhiệt trong phần ghi chú vào hình vẽ

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất ảnh 2

4. Giải thích về sự phân chia Trái Đất ra thành năm vành đai nhiệt

Ở xích đạo quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất đều lớn nên mặt đất thường nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất thường rất nóng. Càng về phía hai cực thì góc chiếu sáng của Mặt Trời sẽ càng nhỏ đi, mặt đất sẽ nhận được lượng nhiệt cũng ít hơn vì vậy không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn. Như vậy, việc nhận được lượng nhiệt khác nhau từ xích đạo về phía hai cực đã tạo thành nên các vành đai nhiệt trên Trái Đất.

5. Hoàn thành bảng sau đây

Nhiệt đới hay đới nóngÔn hòa hay 2 đới ôn đớiĐới lạnh hay ôn đới
Giới hạnTừ chí tuyến Bắc đến chí tuyến NamTừ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam và chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc
Từ 2 vòng cực cực Bắc - Nam và cực Bắc – Nam
Đặc điểm- Đây là nơi nhận được lượng nhiệt nhiều nhất, nóng quanh năm.- Đây là khu vực nhận được lượng nhiệt trung bình và các mùa thể hiện một cách rõ nét.- Đây 2 khu vực giá lạnh và có băng tuyết quanh năm.
- Gió Mậu dịch (Tín phong) thổi thường xuyên.- Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên- Gió Đông cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa trung bình trong năm đạt từ 1000 - 2000mm.- Lượng mưa trung bình trong năm đạt từ 500 – 1000mm.- Lượng mưa trung bình trong năm thấp hơn 500mm/năm.


Bài 23: Sông và hồ

1. Đánh dấu (X) vào ô ý đúng nhất

Sông là:

a) Dòng nước chảy trên bề mặt đất
b) Dòng nước chảy ổn định trên bề mặt đất
c) Dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt của các lục địaX
d) Tất cả đều sai

2. Nối các ô chữ sau đó ghi tiếp vào ô chữ còn trống

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ ảnh 1
Giải VBT Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ ảnh 2

3. Quan sát hình sau đây sau đó thực hiện các yêu cầu

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ ảnh 3

a) Ghi tên một số phụ lưu, chi lưu của sông Hồng

- Các phụ lưu: sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, …

- Các chi lưu: sông Trà Lí, sông Đáy, sông Ninh Cơ, …

b) Mô tả hệ thống sông Hồng

- Hệ thống sông Hồng là 1 hệ thống sông lớn ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

- Dòng chính là sông Hồng, được bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Hệ thống sông Hồng thoát nước vào vịnh Bắc Bộ (thuộc Biển Đông) thông qua cáccửa sông Trà Lí, cửa Đáy, cửa Ba Lạt.

4. Nhận xét, so sánh tổng lượng nước vào mùa cạn và mùa lũ của sông Hồng và sông Cửu Long (sông Mê Công)

- Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Hồng bằng 25%, trong mùa lũ bằng 75%. Như vậy, lượng nước trong mùa lũ gấp ba lần so với lượng nước trong mùa cạn.

- Tổng lượng nước trong trong mùa lũ của sông Cửu Long (Mê Công) là 80% mùa cạn là 20%, . Như vậy, lượng nước trong mùa lũ gấp 4 lần so với lượng nước trong mùa cạn.

5. Nối các ô để hoàn thành sơ đồ dưới đây

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ ảnh 4

6. Nêu những khó khăn và lợi ích của sông ngòi đối với đời sống và hoạt động sản xuất

- Lợi ích: Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất, hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Là môi trường thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, …

- Khó khăn: Lũ lụt, ngật úng, lấp cửa sông, …

Bài 24: Biển và đại dương

1. Nhận xét tỉ khối của nước mặn, ngọt trên Trái Đất

- Nước ngọt chiếm 1 tỉ khối rất nhỏ (3%), gồm có nước trong các sông, hồ, nước ngầm, …

- Nước mặn chiếm tỉ lệ khối lượng rất cao 97%, gấp khoảng 33 lần tỉ lệ khối lượng của nước ngọt. Nước mặn có trong các biển, các đại dương, …

2. Điền Đ và S trong các ô dưới đây:

a) Nơi có mưa nhiều thì độ muối trong đại dương và nước biển giảm
Đ
b) Nơi có mưa nhiều thì độ muối trong đại dương và nước biển tăng
S
c) Nơi có độ bốc hơi lớn thì độ muối của đại dương và nước biển sẽ tăng
Đ
d) Nơi có độ bốc hơi nhỏ thì độ muối của đại dương và nước biển tăng
S
đ) Nơi có sông chảy ra nhiều thì độ muối của nước biển và đại dương sẽ tăngS

3. Hoàn thiện bảng sau đây

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 24: Biển và đại dương ảnh 1
Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

1. Quan sát hình sau đó hoàn thành bảng

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương ảnh 1

a) Bảng các dòng biển theo 2 nửa cầu

Các dòng biển nóng Hướng chảy Các dòng biển lạnh Hướng chảy
Nửa cầu Bắc - Gơn – Xtrim - Đông Nam-Tây Bắc - Gron-len - Bắc-Nam
- Bắc xích đạo - Gần Đông-Tây - Ca-li-fooc-ni-a - Đông Bắc-Tây Nam
- Cư-rô-si-ô - Gần Nam-Bắc
Nửa cầu Nam - Bra-xin - Tây Bắc-Đông Nam - Pe-ru - Đông Nam-Tây Bắc
- Đông úc - Tây Bắc-Đông Nam - Ben-ghe-la - Nam-Bắc

b) Bảng các dòng biển theo đại dương

Các dòng biển nóng Hướng chảy Các dòng biển lạnh Hướng chảy
Thái Bình Dương - Bắc xích đạo - Gần Đông-Tây - Ca-li-fooc-ni-a - Đông Bắc-Tây Nam
- Cư-rô-si-ô - Gần Nam-Bắc - Pe-ru - Đông Nam-Tây Bắc
- Đông úc - Tây Bắc-Đông Nam
Đại Tây Dương - Gơn – Xtrim - Đông Nam-Tây Bắc - Ben-ghe-la - Nam-Bắc
- Bra-xin - Tây Bắc-Đông Nam - Gron-len - Bắc-Nam
Ấn Độ Dương

2. Từ 2 bảng trên, rút ra các nhận xét dưới đây

- Ở nửa cầu Bắc:

+ Các dòng biển nóng xuất phát từ xích đạo – vĩ độ thấp chảy về nơi vùng cực – vĩ độ cao.

+ Các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực – vĩ độ cao chảy về nơi vùng xích đạo – vĩ độ thấp.

- Ở nửa cầu Nam:

+ Những dòng biển nóng xuất phát từ xích đạo – vĩ độ thấp chảy về vùng cực – vĩ độ cao.

+ Những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực – vĩ độ cao chảy về vùng xích đạo – vĩ độ thấp.

- Kết luận:

+ Những dòng biển nóng xuất phát từ xích đạo – vĩ độ thấp chảy về nơi vùng cực – vĩ độ cao.

+ Những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực – vĩ độ cao chảy về vùng xích đạo – vĩ độ thấp.

+ Những dòng biển lạnh và nóng thường xuyên chảy theo hướng ngược nhau.

3. Quan sát hình 65 (SGK. 76) hoàn thành bảng dưới đây

Các điểm trên vĩ tuyến 60oB Nhiệt độ (oC) Tên dòng biển (nóng, lạnh) chảy qua
A - 19 Dòng biển lạnh La-bra-đo
B - 8 Dòng biển lạnh La-bra-đo
C + 2 Dòng biển nóng Gơn-xtrim
D + 3 Dòng biển nóng Gơn-xtrim

4. Vẽ các dòng biển lạnh và nóng trong đại dương thế giới vào hình

Giải VBT Địa Lí 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương ảnh 2