Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất (VBT Địa Lý 6)
1. Quan sát hình 34 (a và b), em hãy cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp? Đó là những lớp nào?
Trả lời:
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất bao gồm 3 lớp.
- Đó là vỏ Trái Đất (vỏ đại dương và vỏ lục địa), lớp lõi và lớp trung gian.
2. Với chín chữ sau đây, em hãy thiết lập 1 sơ đồ về cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự:
- Tên các lớp
- Độ dày
- Đặc điểm chính của các lớp (trạng thái vật chất, nhiệt độ)
3. Quan sát môi trường tự nhiên xung quanh và dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thiện sơ đồ sau đây:
4. Dựa vào hình 27 (tr. 32 – SGK) và bài giảng của thầy cô giáo, em hãy hoàn thiện tiếp sơ đồ dưới đây:
Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các đại dương và lụa địa trên bề mặt Trái Đất
1. Quan sát hình 35: Các đại dương và các lục địa trên thế giới
Em hãy điền tiếp vào chỗ chấm...
a) Tên các lục địa trên thế giới
- Lục địa Bắc Mĩ có diện tích là 20,3 triệu km2
- Lục địa Nam Mĩ có diện tích là 18,1 triệu km2
- Lục địa Á – Âu có diện tích là 50,7 triệu km2
- Lục địa Phi có diện tích là 29,2 triệu km2
- Lục địa Ô-Xtray-li-a có diện tích là 7,6 triệu km2
- Lục địa Nam Cực có diện tích là 13,9 triệu km2
b) Các đại dương trên thế giới:
- Thái Bình Dương có diện tích là 179,6 triệu km2
- Ấn Độ Dương có diện tích là 74,9 triệu km2
- Đại Tây Dương có diện tích là 93,4 triệu km2
- Bắc Băng Dương có diện tích là 13,1 triệu km2
2. Qua 2 biểu đồ dưới đây, hãy so sánh diện tích của các lục địa: diện tích của những đại dương trên thế giới
Nhận xét:
- Lục địa:
+ Lục địa Á – Âu là lục địa chiếm diện tích lớn nhất (50,7 triệu km2) lớp gấp 6,7 lần lục địa Ô-xtray-li-a.
+ Lục địa Phi có diện tích lớn thứ 2, tiếp theo là lục địc Bắc Mĩ, sau đó là lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam cực và lục địa Ô-xtray-li-a có diện tích nhỏ nhất.
- Đại dương
+ Thái Bình Dương chiếm diện tích lớn nhất (179,6 triệu km2) và gấp 15 lần diện tích Bắc Băng Dương.
+ Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 và tiếp theo là Ấn Độ Dương và nhỏ nhất là Bắc Băng Dương.
3. Hoàn chỉnh các bảng số liệu sau đây:
a/
Diện tích | ||
Triệu km2 | % | |
Toàn cầu | 510 | 100 |
Lục địa | 149 | 29,2 |
Đại dương | 361 | 70,8 |
b/
Diện tích lục địa % | Diện tích đai dương % | |
Nửa cầu Bắc | 39,4 | 60,6 |
Nửa cầu Nam | 19,0 | 81,0 |
4. Quan sát hình 28 (tr 34 SGK) và các biểu đồ sau đây, em có đưa ra nhận xét gì về sự phân bố các dại dương và lục địa trên Trái Đất dựa vào cách viết vào chỗ chấm... trong các câu dưới đây:
a) Trên bề mặt Trái Đất, diện tích các (đại dương) chiếm đến 70,8% còn diện tích các lục địa lại chỉ có 29,2% (149. 000. 000km2)
b) Các lục đia tập trung ở nửa cầu (Bắc), còn các đại dương thì phân bố chủ yếu ở nửa cầu (Nam)
c) Ở nửa cầu Bắc, diện tích lục địa là (39,4) %, diện tích đại dương là (60,6) %
d) Ở nửa cầu Nam, diện tích lục điạ là (19,0) %, diện tích đại dương là (81) %
Bài 12: Tác động của ngoại lực và nội lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
1. Chọn cụm từ thích hợp để ghi vào chỗ chấm... trong bảng sau: đứt gãy, uốn nếp, núi lửa hoặc động đất, ở bên trong, ở bên ngoài trên bề mặt, phong hóa những loại đá, gồ ghề, xâm thực, hạ thấp địa hình.
Dấu hiệu nhận biết | Biểu hiện | Kết quả tác động | |
Nội lực | Là các lực sinh ra (ở bên trong) Trái Đất | Sức nén ép vào những lớp đá. Làm cho chúng bị (uốn nếp) hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu lòng đất ra ngoài mặt đất thành hiện tượng (động đất hoặc núi lửa) | Khiến cho bề mặt Trái Đất thêm (gồ ghề) |
Ngoại | lực là các lực sinh ra (ở bên ngoài trên bề mặt) Trái Đất | Gồm 2 quá trình: quá trình (phong hóa những loại đá) và quá trình (xâm thực). | Có xu hướng san bằng (hạ thấp địa hình) bề mặt Trái Đất |
2. Em hãy đánh dấu (X) vào ô ứng với ý em cho là đúng nhất:
- Ngoại lực và nội lực là 2 lực đối nghịch nhau vì:
a) Nội lực là các lực được sinh ra ở bên trong, còn ngoại lực là các lực được sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt Trái Đất. | |
b) 2 lực này đồng thời xảy ra, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất | |
c) Tác động của nội lực có thể làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động ngoại lực thì lại có thể san bằng, hạ thấp địa hình. | |
d) Tất cả các điều trên. | X |
3. Cho các cụm từ dưới đây, em hãy sắp xếp lại để tạo thành các câu đúng:
a) Bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ Nội lực có tác động/ khiến cho bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ làm hạ thấp hoặc nâng cao /trở nên gồ ghề.
Câu đúng: Nội lực có tác động lên bề mặt lớp vỏ Trái Đất làm hạ thấp hoặc nâng cao và khiến cho bề mặt lớp vỏ Trái Đất trở nên gồ ghề.
b) Ngoại lực có tác động/ làm hạ thấp/ bồi đắp thêm/ những vùng cao/ san bằng bề mặt lớp vỏ Trái Đất/ cho những vùng thấp
Câu đúng: Ngoại lực có tác động san bằng bề mặt lớp vỏ Trái Đất làm hạ thấp những vùng cao bồi đắp thêm cho những vùng thấp.
c) Nội lực/ là 2 lực/ và đồng thời tạo nên/ và ngoại lực/ chúng xảy ra song song/ địa hình bề mặt Trái Đất/ có tác động ngược nhau.
Câu đúng: Nội lực và ngoại lực là 2 lực có tác động ngược nhau chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
4. Hoàn thành tiếp 2 sơ đồ về động đất và núi lửa:
5. Em hãy điền chữ Đ vào ô ở ý trả lời đúng
Những biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra là:
a) Lập ra các trạm nghiêm cứu để dự báo trước để kịp thời sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. | Đ |
b) Tìm cách xây dựng nhà chịu được những chấn động lớn | Đ |
c) Di chuyển dân cư ra khỏi những vùng thường xảy ra động đất |
Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
1. Em hãy xác định và ghi độ độ cao tương đối và đọ cao tuyệt đối của các điểm A và B trong hình 36
Trả lời:
- Độ cao tuyệt đối của điểm A là 3500m và điểm B là 2500m.
- Độ cao tương đối của điểm A là 2000m và điểm B là 1500m.
2. Hãy ghi chú dẫn (sườn núi, đỉnh núi, chân núi) cho hình 37:
3. Hãy đánh (X) vào ô ứng với ý mà em cho là đúng:
Núi là:
a) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất | |
b) Dạng địa hình gồm có ba bộ phận là: chân núi, sườn núi và đỉnh núi | |
c) Một dạng đia hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất và thường có độ cao tuyệt đối trên 500m; gồm 3 bộ phận: chân núi, sườn núi và đỉnh núi | X |
4. Em hãy xếp các núi dưới đây vào bảng phân loại núi theo độ cao cho chính xác:
- Ca-ca-bô Ra-ssi (mi-an-ma): 5885m | - Cac-đa-môn (cam-pu-chia): 1771m |
- Phan xi păng (việt Nam): 3143m | - Phu Bia (Lào): 2818m |
- Pa-gôn (bru-nây): 1850m | - In-tha-non (Thái Lan): 2595m |
- Gia-ia (In-đô-nê-xi-a): 5030m | - Ki-na-ba-lu (Ma-lai-xi-a): 4101m |
- A-pô (Phi-lip-pin): 2954m | - Ê-vơ-rét (Nê-pan): 8848m |
Bảng phân loại núi theo độ cao tuyệt đối
Thấp (dưới 1000m) | Trung Bình (1000 - 2000m) | Cao (trên 2000m) |
- Cac-đa-môn (cam-pu-chia): 1771m | - Ca-ca-bô Ra-ssi (mi-an-ma): là 5885m | |
- Pa-gôn (bru-nây): 1850m | - Phan xi păng (việt Nam) là 3143m | |
- Phu Bia (Lào) cao 2818m | ||
- In-tha-non (Thái Lan) cao 2595m | ||
- Gia-ia (In-đô-nê-xi-a): 5030m | ||
- Ki-na-ba-lu (Ma-lai-xi-a): 4101m | ||
- A-pô (Phi-lip-pin): 2954m | ||
- Ê-vơ-rét (Nê-pan): 8848m |
5. Em hãy điền 2 cụm từ: Núi già, núi trẻ vào 2 ô trống trong sơ đồ dưới đây sao cho chính xác.
6. Hãy đánh dấu (X) vào ý thể hiện đặc điểm của địa hình đá vôi:
a) Đỉnh tròn | |
b) Đỉnh sắc nhọn, lởm chởm | X |
c) Sườn thoải | |
d) Sườn dốc đứng | |
đ) Nhiều hang động ngầm ở trong lòng núi | X |
7. Với các cụm từ dưới đây, em hãy sắp xếp lại để được câu đúng:
- Đá vôi 1/ thường có các hang động 2/ nên trong những khối núi đá vôi 3/ là loại đá dễ bị ăn mòn 4.
Câu đúng: Đá vôi là loại đá rất dễ bị ăn mòn vì vậy trong các khối núi đá vôi thường có nhiều hang động (1,4,3,2).
- Hang động1/ thu thút khách du lịch 2/ vì trong hang động 3/ thường là các cảnh đẹp tự nhiên 4/ với đủ hình dạng và các màu sắc 5/ thường có nhiều khối thạch nhũ 6.
Câu đúng: Hang động thường là những cảnh đẹp tự nhiên, thu hút khách du lịch vì trong hang động thường có các khối thạch nhũ với nhiều hình dạng và màu sắc (1,4,2,3,6,5).
Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)1. Hãy hoàn thiện tiếp bảng:
Núi | Bình nguyên | Cao nguyên | Đồi | |
Những dấu hiệu để nhận biết | Là địa hình nhô cao, thường trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn dốc | Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng | Là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng nhưng sườn dốc | Là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải nhưng có độ cao tương đối của nó thường không quá 200m |
Phân loại (hoặc đặc tính nổi bật) | - Theo độ cao: Núi thấp, núi cao và núi trung bình | - Bình nguyên bị băng hà bào mòn | Cao nguyên có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh | Đồi ít đứng lẻ loi mà thường tập trung thành từng vùng |
- Theo thời gian có núi già, núi trẻ | - Bình nguyên do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ | |||
Giá trị kinh tế | Miền núi đá vôi có nhiều hang động, cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch | Giàu phù sa, thấp, phẳng, thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm | Là nơi rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn |
a) Đánh dấu (X) vào ô ở câu nêu được sự khác nhau giữa địa hình bình nguyên và địa hình núi.
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất còn bình nguyên là dạng địa hình thấp. | |
- Độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m còn độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m. | |
- Theo thời gian hình thành: núi trẻ, núi già. | |
- Bình nguyên được phân thành 2 loại: bình nguyên do phù sa của sông vàbình nguyên bị băng hà bào mòn, biển bồi tụ. |
b) Nêu sự khác nhau và giống nhau giữa địa hình cao nguyên và bình nguyên
Trả lời:
c) Kết hợp với vốn hiểu biết của mình, em hãy trả lời câu hỏi: Vì sao bình nguyên lại là nơi có dân cư đông đúc?
Trả lời:
Những bình nguyên do được phù sa bồi tụ thường phẳng, thấp, thuận lợi trong việc tưới tiêu, gieo trồng những loại cây lương thực và thực phẩm. Vì vậy, đây cũng chính là các vùng nông nghiệp trù phú và người dân tập trung đông đúc.
3. Dựa vào bảng em đã hoàn thiện ở câu 1, hãy lập 1 sơ đồ về các loại địa hình và giá trị kinh tế của chúng (theo gợi ý sau đây)
Bài trước: Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (VBT Địa Lý 6) Bài tiếp: Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất(VBT Địa Lý 6)