Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời - Sinh học 12
I. Mục tiêu
Sau khi của bài học:
- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi
- Xác định được một số dạng đột biết NST trên các tiêu bản cố định
- Rèn kĩ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp
II. Chuẩn bị
- Kín hiển vi quang học kèm theo vật kính 10x, 40x và thị kính 10x
- Tiêu bản cố định bộ NST tế bào bạch cầu của người bình thường và bộ NST bất thường ở người.
- Châu chấu đực (đầu nhỏ, mình thon0, nước cất, oocxein axetic 4-5%, phiến kính, lá kính, kim mổ, kéo mổ.
- Các bản photo ảnh chụp NST tương đồng của người trên ảnh chụp
III. Nội dung và cách thức tiến hành
1. Nội dung thực hành
a) Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định
- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để tiêu chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.
- Quan sát toàn bộ tiêu bản ở dưới vật kính 10× để xác định vị trí của những tế bào đã nhìn thấy NST.
- Chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát ở vật kính 40×.
Lưu ý:
- Vẽ lại hình thái NST ở một tế bào thuộc mỗi loại vào vở
- Đếm số lượng NST/Tế bào và ghi lại kết quả
b) Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST.
Làm tiêu bản của tế bào tinh hoàn châu chấu đực:
- Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.
- Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra sẽ thấy 1 số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.
- Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào vài giọt nước cất.
- Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn (chú ý nhẹ tay kẻo nát tinh hoàn)
- Nhỏ vài giọt oocxein axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian từ 15 – 20 phút.
- Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và vỡ tế bào để NST tung ra.
- Đưa tiêu bản lên kính quan sát.
- Đếm số lượng và quan sát hình thái của từng NST sau đó vẽ vào vở
2. Cách tiến hành (Tùy từng trường học)
IV. Kết quả quan sát
Đột biến số lượng NST ở rễ hành (4n)
NST ở tinh hoàn châu chấu đực
Bài trước: Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Sinh học 12 Bài tiếp: Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li - Sinh học 12