Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - Giải BT Địa lí 12
Câu hỏi trang 190 sách giáo khoa Địa Lí 12
Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Vì sao kinh tế biển có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế nước ta?
Trả lời:
- Vùng biển nước ta bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Bên cạnh sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển...
Câu hỏi trang 191 sách giáo khoa Địa Lí 12
Liệt kê các ngư trường trọng điểm của nước ta và xác định các ngư trường này trên bản đồ
Trả lời:
- Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận -Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan).
- Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ).
- Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Kể tên 4 mỏ dầu thuộc vùng trũng Cửu Long.
Trả lời:
- Hồng Ngọc, Bạch Hổ và Rồng, Rạng Đông, Sư tử Đen - Sư tử Vàng.
Chỉ trên bản đồ các đảo và quần đảo
Trả lời:
Các đảo Cái Bầu, Phú Quý, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quốc; quần đảo gồm các đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Bà; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đào Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Thổ Chu, quần đảo Nam Du.
Hãy xác định các huyện đảo:
Trả lời:
- Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).
- Cồn cỏ (tỉnh Quảng Trị)
- Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
- Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)
- Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
- Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
- Phú Quý (tỉnh Bình Thuận).
- Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
- Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hãy kể tên một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh ngành kinh tế biển.
Trả lời:
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Thành phố Hải Phòng
- Tỉnh Quảng Ninh
- Khánh Hoà, đặc biệt là thành phố Nha Trang
- Thành phố Đà Nẵng
- Kiên Giang
- Bình Thuận
- Cà Mau
Câu hỏi trang 194 sách giáo khoa Địa Lí 12
Chứng minh rằng: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hiện tại cũng như tương lai.
Trả lời:- Ở các huyện đảo là nơi mà nghề cá và đánh bắt thuỷ sản phát triển, có khá đông ngư dân, cũng là các căn cứ bảo vệ trật tự, an ninh trên những vùng biển và bờ biển của nước ta.
- Những huyện đảo đã tạo nên hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, các căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
Giải thích vì sao việc giữ chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn?
- Sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo, quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nhà nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo.
Chọn và phân tích một mặt của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển tiêu biểu.
Phát triển ngàn du lịch biển
- Điều kiện phát triển
+ Tài nguyên về địa hình: nước ta có cả đồng bằng, đồi núi, hải đảo, bờ biển có các cảnh quan đẹp; địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Lọng, động Phong Nha,.... ), dọc bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ;
+ Tài nguyên về khí hậu: Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo vĩ độ, theo độ cao và theo mùa, thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,... ) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
+ Tài nguyên về sinh vật: nguồn tài nguyên sinh vật có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch; nhất là các vườn quốc gia.
+ Các di tích văn hóa - lịch sử: nước ta có khoảng 4 vạn di tích lịch sử, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế
+ Các lễ hội: Các lễ hội ở nước ta diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa lịch sử.
+ Tiềm năng về văn hóa và văn nghệ dân gian cũng như hàng loạt làng nghề truyền thống
- Hiện trạng phát triển
+ Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi bỉển mới được đưa vào khai thác.
+ Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long - Cát Bà – Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Bài trước: Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Giải BT Địa lí 12 Bài tiếp: Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm - Giải BT Địa lí 12