Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Giải BT Địa lí 12
Câu hỏi trang 185 sách giáo khoa Địa Lí 12
Liệt kê 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, TP Cần Thơ.
Câu hỏi trang 186 sách giáo khoa Địa Lí 12
Đất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và hạn chế gì đối với phát triển nông nghiệp?
Trả lời:
* Thuận lợi:
- Vùng ĐBSCL có diện tích đất phù sa lớn.
- Diện tích đất phù sa ngọt là 1,2 triệu ha chiếm 30% diện tích đồng bằng, đất màu mỡ.
* Hạn chế
- Phần nhiều diện tích của ĐBSCL là diện tích đất phèn, đất mặn.
- Có một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng hoặc đất chặt và khó thoát nước.
Câu hỏi trang 187 sách giáo khoa Địa Lí 12
Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất nước ta?
Trả lời:
- Vùng ĐBSCL có diện tích đất phù sa lớn hình thành vùng chuyên canh lúa quy mô lớn.
- Khí hậu của vùng mang tính chất cận xích đạo, trong đó tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao và ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp cho trồng lúa nước.
- Vùng ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nuớc đến khắp các vùng trong đồng bằng.
Câu hỏi trang 188 sách giáo khoa Địa Lí 12
Quan sát hình 41.3 SGK, so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng.
Trả lời:
- Diện tích đất nông nghiệp: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm - 63,4% diện tích, lớn hơn Đồng bằng sông Hồng chiếm - 51,2%.
- Các loại đất khác: Đồng bằng sông Hồng nhiều hơn Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó:
+ Ở Đồng bằng sông Hồng: diện tích đất ở và đất chuyên dùng có tỉ lệ lớn, còn diện tích đất lâm nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối có tỉ trọng nhỏ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long thì ngược lại, tỉ lệ diện tích đất chưa sử dụng, sông suối lớn; diện tích đất ở và đất chuyên dùng có tỉ lệ nhỏ.
Câu hỏi trang 189 sách giáo khoa Địa Lí 12
Trả lời:
- Vùng ĐBSCL có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Để tận dụng những thế mạnh và khắc phục được những hạn chế của đồng bằng.
- Vấn đề môi trường và tài nguyên của ĐBSCL đang đứng trước khả năng suy thoái: việc phá rừng để khai hoang và nuôi thuỷ sản cùng với cháy rừng vào mùa khô đã làm cho tài nguyên thiên nhiên suy giảm, môi trường bị suy thoái
Trình bày thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL?
Trả lời:
* Các thế mạnh
- Tài nguyên đất: có diện tích rộng, quan trọng nhất là 1,2 triệu đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu. Và các loại đất phù sa khác (đất phèn, đất mặn), đất đai ở ĐBSCL là một thế mạnh rất lớn để phát triển quy mô sản xuất cây hàng năm lớn, đặc biệt là cây lúa.
- Tài nguyên khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Nền nhiệt cao và ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27oC. Lượng mưa lớn khoảng 1.300 - 2.000mm, tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Với điều kiện khí hậu như trên, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.
- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải, sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên sinh vật: thảm thực vật có hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau,.. và rừng tràm ở Đồng Tháp, Kiên Giang. Động vật có giá trị, hơn cả là cá và chim.
- Tài nguyên biển hết sức đa dạng với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn 500 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
* Các hạn chế
- Có một mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và độ mặn trong đất.
- Phần nhiều diện tích của đồng bằng là đất phèn và đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô, điều đó làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
- Tài nguvên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.
Thực hiện sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần giải quyết những vấn đề gì và Tại sao?
- Cần giải quyết được vấn đề thiếu nước ngọt trong mùa khô. Vì thiếu nước dẫn đến kết quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch tràn vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Có thể xem nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng.
- Hạn chế được tác hại của lũ trong mùa mưa. Lũ lớn tạo hiện tượng ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngược lại, lũ nhỏ ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như: bồi đắp lượng phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh bề mặt đồng ruộng...
Bài trước: Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ Bài tiếp: Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - Giải BT Địa lí 12