Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Địa Lí 12 > Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng - Giải BT Địa lí 12

Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng - Giải BT Địa lí 12

Nhận xét bảng số liệu trong sách giáo khoa.

Trả lời:

Tổng thể, trong tất cả các chỉ số thì ĐBSH luôn chiếm một vị trí nhất định so với cả nước nói chung, tuy nhiên tỉ lệ các chỉ số này hiện đang bị giảm dần:

- Về số dân: Dân số của vùng chiếm tỉ lệ khá lớn so với các vùng khác, cao hơn 1/5 so với cả nước và hiện đang giảm dần: 22,4% năm 1995 và 21,7% năm 2005

- Diện tích trồng cây lương thực có hạt chiếm 15,3% năm 1995 và đến năm 2005 giảm nhẹ chỉ còn 14,6%.

- Sản lượng lương thực có hạt chiếm tỉ lệ khá lớn so với các vùng còn lại và cũng đang giả khá nhanh trong cơ cấu: năm 1995 là 20,4% và năm 2005 là 16,5%

- Mức bình quân lương thực có hạt chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước nhưng đang giảm dần: năm 1995 là 91,2% và năm 2005 là 75,9%

Nhận xét về mối quan hệ giữa dân số và việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

- Vùng ĐBSH là vùng tập trung dân số lớn của nước ta, chiếm tới 21,7% dân số cả nước năm 2005. Tốc độ tăng dân số khá nhanh so với cả nước, vào năm 2005 là 111,7%

- Các chỉ số về sản xuất lương thực của vùng có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, bao gồm cả diện tích lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt trên đầu người

- Giải thích nguyên nhân:

+ Chủ yếu do sức ép của dân số nên bình quân lương thực có hạt giảm đã dần so với các vùng trong nước.

+ Các thiên tai như lũ, bão, hạn hán…cũng đã tác động đến năng suất và sản lượng lương thực có hạt của vùng.

Phương hướng giải quyết

- Cần phải thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để kiểm soát gia tăng dân số;

- Tiến hành đầu tư để thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật mới (giống mới) để nhằm tăng năng suất và sản lượng lương thực;

- Thực hiện việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động;

- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng;

- Nâng cao mức sống cho người dân và giải quyết việc làm.