Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Địa Lí 12 > Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp - Giải bài tập Địa lí 12

Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp - Giải bài tập Địa lí 12

Câu hỏi trang 103 sách giao khoa Địa lí 12

Phân tích những điều kiện để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta?

Trả lời:

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều cửa sông, bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ.

- Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi co việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Câu hỏi trang 104 sách giao khoa Địa lí 12

Nêu ví dụ cho thấy ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp.

Trả lời:

- Rừng có ý nghĩa to lớn về kinh tế và sinh thái, ví dụ:

+ Rừng là nguồn cung cấp nhiều lâm sản (gỗ, củi,... ) và các loại dược liệu quý;

+ Rừng còn có tác dụng làm điều hòa lượng nước ở trên mặt đất, các lớp lá cây rơi xuống tạo thành một lớp xốp để che phủ đất rừng từ đó sẽ làm giảm lượng nước bốc hơi và làm tăng ẩm cho đất;

+ Rừng còn có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của môi trường xung quanh, do đó mà khí hậu được điều hoà. Bên cạnh đó, rừng là màng lọc không khí trong lành ngăn cản khói, bụi;

+ Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất giúp ngăn cản quá trình xói mòn, rửa trôi nhất là ở vùng đất dốc;

+ Rừng cung cấp nguồn gen quý giá.

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

+ Ngành lâm nghiệp cho phép phát triển các ngành khai thác gỗ, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế cao;

+ Phát triển lâm nghiệp đi đôi với trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, bảo vê đất rừng.

Chỉ ra các con số dẫn chứng cho việc rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được hồi phục một phần.

Trả lời:

Rừng nước ta đã bị suy thoái nhiều và hiện đã được hồi phục một phần:

- Tổng diện tích có rừng nước ta năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ rừng là 43%

- Đến năm 1983, diện tích có rừng nước ta còn 7,2 triệu ha, độ che phủ rừng là 22%

- Đến 2006, nhờ các công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích có rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ rừng đã đạt 39%.

- Mặc dù tổng diện tích rừng đang được dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn đang bị suy thoái, bởi vì chất lượng rừng đang không ngừng giảm sút.

Hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái rừng của nước ta.

Trả lời:

- Nguyên nhân do sự mở rộng diện tích đất nông nghiệp đã làm cho diện tích rừng bị giảm sút;

- Do tập quán du canh, du cư;

- Việc khai thác gỗ, củi và các sản phẩm ngoài gỗ diễn ra một cách bừa bãi;

-Thiên tai, cháy rừng, đốt rừng làm rẫy;

- Xây dựng các công trình cơ bản;

- Khai thác và buôn bán các loài quý hiếm diễn ra mà không được kiểm soát kịp thời;

- Do tăng dân số nhanh, do sự di dân và đói nghèo;

- Hoạt động khai khoáng;

- Chính sách kinh tế vĩ mô; đội ngũ cán bộ quản lí, bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng và cơ sở vật chất; hình thức xử phạt đối vói các vi phạm về tài nguyên rừng còn chưa được nghiêm khắc và triệt để;

- Người dân còn chưa nhận thức hết được giá trị của rừng, do đó chưa có ý thức về trồng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí;

- Chiến tranh: Trong cuộc chiến tranh hoá học năm 1961 - 1971, Mỹ đã rải chất độc hoá học xuống 3.104.000 ha rừng ở nước ta và làm mất mát sản lượng gỗ ước tính 82.830.000m3.

Câu hỏi trang 105 sách giao khoa Địa lí 12

Hãy tóm tắt những điều kiện thuận lợi và hạn chế cho sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta

Điều kiện Thuận lợi Hạn chế
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt
Dân cư và nguồn lao động
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Đường lối chính sách
Thị trường

Tương tự như trên, tóm tắt cho hoạt động nuôi trồng thủy sản


Trả lời:

* Hoạt động động khai thác thủy sản

Điều kiệnThuận lợiKhó khăn
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

+ Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú (... )

+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan),ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...

+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

+ Hằng năm có tới 9 đến10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 đến 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.

Dân cư và nguồn lao động

+ Người dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài

* Hoạt đông nuôi trồng thủy sản

Điều kiệnThuận lợiKhó khăn
Điều kiện nuôi trồng

Dọc bờ biển nước ta có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ

Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt

Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng đồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

Dịch bệnh tôm

Một số vùng nuôi thủy sản bị nhiễm bẩn

Dân cư và nguồn lao động

Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

Thị trường

Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và ngoài tăng nhiều trong những năm gần đây.

Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh các thị trường nước ngoài.

Quan sát vào bảng số liệu 24.2 (SGK) và các tài liệu khác, hãy so sánh về nghề nuôi tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước để nuôi tôm rộng hơn Đồng bằng sông Hồng với nhiều bãi triều và các cánh rừng ngập mặn dọc theo bờ biển; có nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch, ô trũng ở vùng đồng bằng.

- Dân cư của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm và có truyền thống trong việc nuôi tôm hàng hoá.

- Các loại hình dịch vụ cho nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển một cách rộng rãi.

- Về sản lượng tôm nuôi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 265761 tấn chiếm 81,2% trên tổng sản lượng của cả nước ta, sản lượng tôm nuôi của vùng Đồng bằng sông Hồng là 8283 tấn, bằng khoảng hơn 1/3 sản lượng tôm của Đồng bằng sông Cửu Long

Trình bày hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề để phát triển vốn rừng tạinước ta.

Trả lời:

- Hiện trạng trồng rừng ở nước ta:

+ Cả nước ta có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng trồng làm nguyên liệu giấy, thông nhựa, rừng gỗ trụ mỏ,... , rừng phòng hộ.

+ Hàng năm trên cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.

+ Diện tích rừng trồng tuy đã có tăng, nhưng không cao. Phần lớn rừng trồng nhằm mục đích kinh tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, chưa ưu tiên việc trồng rừng phòng hộ. Từ năm 1983 đến năm 2006, tỉ lệ diện tích rừng trồng nước ta đã tăng được 2,1 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá vẫn còn lớn.

- Các vấn đề để phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay như sau:

+ Việc quản lý và khai thác, bảo vệ rừng, đầu tư cho vấn đề trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

+ Việc chú trọng đầu tư và phát triển kinh tế rừng ở miền núi giúp cho đồng bào các dân tộc ít người về vấn đề kỹ thuật và phương thức làm kinh tế, mô hình kinh tế rừng và kinh tế trang trại

+ Thực hiện tốt các biện pháp về kinh tế - xã hội: tiến hành xây dựng vùng đệm và vùng trồng rừng kinh tế; giao đất và giao rừng cho hộ gia đình quản lí; trồng rừng hỗn tạp, ưu tiên phát triển các loài cây bản địa; trang bị các phương tiện để dự báo cháy rừng, các phương tiện để phục vụ cho việc kiểm tra và ngăn chặn các hoạt động phá rừng…

+ Giáo dục và tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ rừng, nâng cạo ý thức về bảo vệ rừng cho toàn dân, đặc biệt là ở miền núi.