Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp - Giải bài tập Địa lí 12
Câu hỏi trang 93 sách giáo khoa Địa lí 12
Quan sát hình 22 (SGK), nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành trồng trọtTrả lời:
+ Các nhóm cây trồng chủ yếu là các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác.
+ Sự thay đổi về tỉ lệ của các nhóm cây trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt: cây lương thực, cây rau đậu, cây ăn quả và cây khác đều giảm, trong khi đó, tỉ trọng cây công nghiệp lại tăng rất nhanh.
Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các đồng bằng lớn của nước ta và các đổng bằng nhỏ hẹp tại vùng Duyên hải miền Trung.
Trả lời:
- Nước ta có hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hông và đồng bằng sông Cửu Long.
- Và các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung bao gồm các đồng bằng:
+ Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên;
+ Đồng bằng Nam - Ngãi – Định;
+ Đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, BìnhThuận.
Giải thích vì sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
Trả lời:
Vì:
- Các loại lây công nghiệp lâu năm là các loại cây có giá trị cao;
- Đây là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta;
- Ơ nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển như khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn lao động dồi dào; hiện nay đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp,..
Câu hỏi trang 96 sách giáo khoa Địa lí 12
Trình bày các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta.
Trả lời:
- Ở nước ta có các đồng cỏ với diện tích rộng ở các miền núi.
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ các loại hoa màu lương thực, phụ phẩm ngành thuỷ sản dồi dào.
- Việc sản xuất thức ăn được chế biến công nghiệp ngày càng phong phú.
Câu hỏi trang 97 sách giáo khoa Địa lí 12
Việc đa dạng hoá nền nông nghiệp ở nước ta đồng nghĩa với phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Do có hiệu quả kinh tế cao, nên cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm được phát triển trên quy mô lớn. Đây là cây cho thu hoạch sản phẩm sau một thời gian dài, vì vậy lực lượng sản xuất cần được đảm bảo lương thực, nên trước tiên cần phải đảm bảo an toàn lương thực.
Chứng minh: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
Trả lời:Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả ở nước ta sẽ:
- Làm cho tiềm năng của các vùng sinh thái được khai thác tốt hơn để phát triển nông nghiệp, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được phát huy một cách triệt để trong nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Giúp đẩy mạnh việc sản xuất các nông sản để xuất khẩu như: hồ tiêu, điều, cà phê, cao su, hoa quả,..
Quan sát bảng số liệu đã cho (SGK), phân tích sự phát triển của sản lượng và khối lượng xuất khẩu cà phê từ năm 1980 đến năm 2005.
Trả lời:- Sản lượng cà phê nước ta tăng từ năm 1980, điều này có sự liên quan đến sự hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
- Sản lượng cà phê có sự tăng mạnh kể từ khoảng năm 1995 trở lại đây, là do sự mở rộng mạnh mẽ diện tích cà phê và yếu tố thị trường: nhu cầu và sự mở rộng thị trường trong và xuất khẩu.
Phân tích bảng số liệu SGK về sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt qua các năm 1996,2000 và năm 2005.
Trả lời:Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)
Năm | Tổng số | Thịt trâu | Thịt bò | Thịt lợn | Thịt gia cầm |
1996 | 100,0 | 3,5 | 5,0 | 76,5 | 15,0 |
2000 | 100,0 | 2,6 | 5,1 | 76,5 | 15,8 |
2005 | 100,0 | 2,1 | 5,1 | 81,4 | 11,4 |
* Phân tích sự phát triển
- Nước ta chăn nuôi đủ các loại để lấy thịt: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn, …) và gia cầm.
- Sản lượng thịt nước ta không ngừng tăng: năm 2005 gấp đôi năm 1996, tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt là vào giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005.
* Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng các loại thịt:
- Vào năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi là 76,5%, nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%, tăng 4,9%.
- Thịt gia cầm tăng từ 1996 là 15,0% đến năm 2000 là 15,8%, sau đó giảm vào năm 2005 là 1,4%, giảm 4,4%.
- Thịt trâu giảm dần từ năm 1996 là 3,4% đến năm 2000 là 2,6%và năm 2005 là 2,1%, giảm 1,3%.
- Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi: năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1% tăng 1%.