Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Hóa học 11 > Bài 23 : Phản ứng hữu cơ - Giải BT Hóa học 11

Bài 23 : Phản ứng hữu cơ - Giải BT Hóa học 11

Bài 23: Phản ứng hữu cơ

Bài 1 (trang 105 SGK Hóa 11): Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ

Bài giải:

Định nghĩa phản ứng thế: Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Định nghĩa phản ứng cộng: Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất hữu cơ.

Định nghĩa phản ứng tách: Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

Bài 2 (trang 105 SGK Hóa 11): Cho phương trình hoá học của các phản ứng:

1) - Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g

2) - Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c

C. d, e, g

D. b, e

3) - Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng

A. d, g

B. a, c

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g


Bài giải:

1) Đáp án B

2) Đáp án D

3) Đáp án A

Bài 3 (trang 105 SGK Hóa 11): Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?

Bài giải:

Các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên như sau:

Bài 4 (trang 105 SGK Hóa 11): Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.

B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.

D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

Bài giải:

Đáp án đúng là: B