Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Hóa học 11 > Bài 22 : Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ - Giải BT Hóa học 11

Bài 22 : Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ - Giải BT Hóa học 11

Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 1 (trang 101 SGK Hóa 11): Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học.

Bài giải:

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kế với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không vòng, mạch nhánh, mạch không nhánh).

- Tính chất của các chát phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hó học (thứ tự liên kết các nguyên tử).

Bài 2 (trang 101 SGK Hóa 11): So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ?

Bài giải:

So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo:

- Giống nhau: Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử.

- Khác nhau:

Công thức phân tử

Công thức cấu tạo

Chưa biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.

Cho biết thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử và từ đó biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.

- Thí dụ:

CTPT C3H6 ta chưa biết hợp chất này là gì. Chỉ biết hợp chất có 3 nguyên tử C và 6 nguyên tử H

- CTPT C3H6

- Nếu CTPT CH2=CH-CH3

Là anken có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

- Nếu CTCT là ⇒ là xicloankan

Bài 3 (trang 101 SGK Hóa 11): Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba?

Bài giải:

Liên kết đơn: (còn gọi là liên kết σ) được tạo bởi một cặp e dùng chung

Thí dụ: H: H

CTCT H-H

Liên kết đôi: tạo bởi 2 cặp e dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và một liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ H2C: : CH2

CTCT H2C=CH2

Liên kết ba: được toạ bởi ba cặp dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và hai liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ HC⋮⋮CH

CTCT: HC≡ CH

Bài 4 (trang 101 SGK Hóa 11): Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?

A. CH4;

B. C2H4

C. C6H6;

D. CH3COOH

Bài giải:

- Đáp án đúng là: A

- Chỉ có CH4 là trong phân tử chỉ có liên kết đơn. Với các chất còn lại thì trong phân tử có cả liên kết đơn và đôi.

Bài 5 (trang 101 SGK Hóa 11): Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau?

Bài 5 trang 101 SGK Hóa 11 ảnh 1

Bài giải:

- Các chất đồng đẳng của nhau là:

+ a; d; e (là các anken)

+ a; d; g

+ b; d; e

+ b; d; g

+ c; h và h; i (là các ankan)

- Các chât đồng phân của nhau là:

+ a; b vì đều có CTPT C4H8

+ e; g vì đều có CTPT C5H10

+ c; i vì đều có CTPT C5H12

Bài 6 (trang 102 SGK Hóa 11): Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O, C4H10.

Bài giải:

Bài 6 trang 102 SGK Hóa 11 ảnh 1

Bài 7 (trang 102 SGK Hóa 11): Những công thức cấu tạo nào dưới đây biểu thị cùng một chất?

Bài 7 trang 102 SGK Hóa 11 ảnh 1

Bài giải:

(I); (III) và (IV) là cùng một chất. Đều có công thức là CH3CH2OH. (II) và (V) là cùng một chất, đều có công thức là CH2Cl2

Bài 8 (trang 102 SGK Hóa 11): Khi cho 5,30 gam hỗn hợp gồm etanol C2H5OH và propan-1-ol CH3CH2CH2OH tác dụng với natri (dư) thu được 1,12 lít khí (đktc).

a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài giải:

Bài 8 trang 102 SGK Hóa 11 ảnh 1

a) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑ (1)

2CH3-CH2-СН2-ОН + 2Na → 2CH3-CH2-СН2-ONa + H2↑ (2)

b) Gọi số mol của etanol là x của propan-1-ol là y (mol)

Theo (1) và (2) ta có hệ phương trình:

Bài 8 trang 102 SGK Hóa 11 ảnh 2