Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Hóa học 11 > Bài 19 : Luyện tập : Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng - Giải BT Hóa học 11

Bài 19 : Luyện tập : Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng - Giải BT Hóa học 11

Bài 19: Luyện tập: Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng

Bài 1 (trang 86 SGK Hóa 11): Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit?

Bài giải:

Điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit như sau:

- Giống nhau: đều là oxit axit

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SiO2 tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy:

SiO2 + 2NaOHn, c → Na2SiO3 + H2O

- Khác nhau:

CO2SiO2

- Tính chất vật lí:

+ Chất khí không màu

+ Tan ít trong nước

- Tính chất hóa học:

+ Có tính oxi hóa

CO2 + 2Mg → C + 2MgO

- Tính chất vật lí:

+ Chất rắn

+ Không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

+ Tan trong axit HF

SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

Bài 2 (trang 86 SGK Hóa 11): Phản ứng hóa học không xảy ra ở những cặp chất nào sau đây?

A. C và CO

B. CO2 và NaOH

C. K2CO3 và SiO2

D. H2CO3 và Na2SiO3

E. CO và CaO

G. CO2 và Mg

H. SiO2 và HCl

I. Si và NaOH

Bài giải:

Đáp án là: A, C, E, H

Phương trình hóa học của những có tham gia phản ứng:

B. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (Hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3)

D. H2CO3 + Na2SiO3 → Na2CO3 + H2SiO3

G. 2Mg + CO2 → C + 2MgO

I. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Bài 3 (trang 86 SGK Hóa 11): Có các chất sau: CO2, Na2CO3, C, NaOH, Na2SiO3, H2SiO3. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết phương trình hóa học.

Bài giải:

Dãy chuyển hóa giữa các chất đã cho như sau:

Phương trình hóa học:

1. C + O2 -to→ CO2

2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

3. Na2CO3 + Ba (OH)2 → BaCO3 ↓ + 2NaOH

4. SiO2 + 2NaOHđặc, nóng → Na2SiO3 + H2O

5. Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3

Bài 4 (trang 86 SGK Hóa 11): Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là:

A. 3,18 g Na2CO3 và 2,76 g K2CO3

B. 3,81 g Na2CO3 và 2,67 g K2CO3

C. 3,02 g Na2CO3 và 2,25 g K2CO3

D. 4,27 g Na2CO3 và 3,82 g K2CO3

Bài giải:

Đáp án đúng là: A

Cách tính như sau:

- Gọi số mol của Na2CO3 là x và của K2CO3 là y mol

Ta có hệ phương trình:

⇒ mNa2CO3= 106.0,03 = 3,18 (gam)

mK2CO3= 138.0,02 = 2,76 (gam)

⇒ Đáp án A

Bài 5 (trang 86 SGK Hóa 11): Để đốt cháy 6,80g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monooxit cần 8,96 lít oxi (đo ở đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X?

Bài giải:

Gọi số mol của H2 là x, của CO là y mol

Bài 6 (trang 86 SGK Hóa 11): Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O. PbO. 6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.

Bài giải:

Số mol thuỷ tinh là:

Từ công thức của thuỷ tinh suy ra:

nK2CO3 = nPbCO3 = nthuỷ tinh = 0,01.106 mol

Khối lượng K2CO3 = 0,01.106. 138 (g) = 1,38.106(g) = 1,38 (tấn)

Khối lượng PbCO3 = 0,01.106. 267 (g) = 2,67.106(g) = 2,67 (tấn)

nSiO2 = 6nthuỷ tinh = 6.0,01.106 mol = 0,06.106 mol

Khối lượng SiO2 = 0,06.106. 60 (g) = 3,6 tấn